Giới thiệu tác giả Hồ Xuân Hương (Tiểu sử, sự nghiệp, tác phẩm, phong cách sáng tác)

Thi sĩ Hồ Xuân Hương – Bà chúa thơ Nôm của diễn đàn thi ca Việt Nam với phong cách phóng khoáng, khác biệt, thơ của bà đã để lại dấu ấn vô cùng đặc biệt,  khó quên đối với các thế hệ. Cùng nhau đến với bài viết Giới thiệu tác giả Hồ Xuân Hương (Tiểu sử, sự nghiệp, tác phẩm, phong cách sáng tác) để hiểu thêm về nhà thơ nhé!

Tiểu sử

Giới thiệu tác giả Hồ Xuân Hương (Tiểu sử, sự nghiệp, tác phẩm, phong cách sáng tác)

– Hồ Xuân Hương (1772 – 1822): Là một thi sĩ sống ở giai đoạn cuối thế kỷ XVIII và đầu thế kỷ XIX

– Theo học giả John Balaban thì Hồ Xuân Hương được sinh ra ở phường Khán Xuân (nay thuộc địa phận Bách Thảo viên Hà Nội)

– Theo Giai nhân di mặc, Hồ Xuân Hương là con gái của Sinh đồ Hồ Phi Diễn, người Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, trấn Nghệ An, xứ Bắc Hà, Đại Việt

– Theo học giả Trần Thanh Mại thì cha của Hồ Xuân Hương là ông Hồ Sĩ Danh, cũng người Quỳnh Đôi, Hồ Sĩ Danh là anh em cùng cha khác mẹ của Kinh Dương hầu Hồ Sĩ Đống. Mẹ của Hồ Xuân Hương là bà lẽ họ Hà người của trấn Hải Dương.

– Hồ Xuân Hương có tuổi thơ êm đềm và lớn lên ở một dinh thự lớn tên Cổ Nguyệt đường ven hồ Tây, bấy giờ là chốn phồn hoa đô hội xa hoa bậc nhất xứ Đàng Ngoài. Sau khi cha, mẹ bà mất, bà tái hôn với người khác. Dù ít phải chịu ràng buộc với gia giáo nghiêm khắc như mọi nữ lưu cùng thời thì Hồ Xuân Hương vẫn hội tụ được tư chất thông minh và hiếu học.

– Hồ Xuân Hương được cưới gả từ rất sớm như mọi cô gái trâm anh thế phiệt bấy giờ, song qua hai lần đò đều không viên mãn:

+ Lần gả đầu: bà trở thành vợ lẽ của một hào phú có biệt hiệu Tổng Cóc, tuy là cai lính nhưng Tổng Cóc vốn thuộc dòng dõi văn nhân, ông rất chuộng ca ngâm và mến cái tài làm thơ của Hồ Xuân Hương. Chung sống với Tổng Cóc được một thời gian thì Hồ Xuân Hương rời đi với một cái thai. Có thuyết cho rằng, bà bỏ đi sau khi Tổng Cóc đã đột ngột từ trần, song cũng có thuyết cho rằng bà không chịu được điều tiếng dị nghị của vợ con Tổng Cóc và người trong làng, có thuyết khác nói Hồ Xuân Hương với bản tính phóng đãng khiến cho bà khó ngồi yên một chỗ, trốn đi cùng tình quân là Phạm Viết Ngạn.

+ Lần gả thứ hai: Vào ngày Hồ Xuân Hương trở dạ thì Tổng Cóc đến đòi đón con mình về, nhưng người nhà họ Phạm lại nói đứa bé đã mất khi vừa mới lọt lòng. Trong cuộc hôn sự lần thứ hai này Hồ Xuân Hương làm vợ lẽ của Tú tài Phạm Viết Ngạn, người bấy giờ đảm nhiệm tri phủ Vĩnh Tường. Các tư liệu cho biết, Hồ Xuân Hương sinh cho ông một người con tên là Phạm Viết Thiệu. Song cuộc hôn nhân cũng chấm khi chỉ được 27 tháng thì ông phủ Vĩnh Tường mất.

– Có rất nhiều thuyết về quãng đời sau đó của Hồ Xuân Hương, như việc bà cưới thêm vài người chồng, bà hỏi mượn tiền người bạn, thi hữu để mở hàng bán giấy bút mực hay về các mối tình trăng hoa và văn chương, nhưng mức độ đáng tin của những thuyết đó vẫn chưa được xác định rõ ràng.

– Bà mất vào năm 1822, theo cuốn sách: “Họ Hồ trong cộng đồng dân tộc Việt Nam” của ông Hồ Sỹ Bằng đã dày công nghiên cứu và khẳng định thì thuyết mộ nữ sĩ Hồ Xuân Hương nằm ở nghĩa địa ven hồ Tây. Mộ của bà trước đây được xây vuông và đặt ở ven nghĩa địa Đồng Táo nhưng qua dòng thời gian biến thiên của đất bồi đắp lở, sông nước hồ Tây ngày càng rộng lớn hơn, mỗi một lần kết cấu địa tầng thay đổi do điều kiện tự nhiên thì nghĩa địa Đồng Táo cũng bị chìm xuống lòng hồ cùng một số nghĩa trang khác.

– Ngày 16 tháng 3 năm 2003, Ông Vũ Hồ Luân đã có cuộc gặp gỡ với ông Hồ Sỹ Bằng, kết hợp với nhà nghiên cứu sử của dòng họ Hồ Việt Nam, Hồ Bá Hiền với hậu duệ của tộc Hồ đã tập hợp ra một nhóm 8 người bao gồm có bốn người họ Hồ thuộc Trung chi II ở Quỳnh Đôi, đó là hậu duệ đời thứ sáu của Hồ Xuân Hương để cùng nhau đi tìm mộ bà ở Hồ Tây song  không có kết quả. Và cho đến nay thì mộ phần của Hồ Xuân Hương lưu lạc ở đâu thì không ai có thể biết được.

Sự nghiệp, tác phẩm

– Những di tác của Hồ Xuân Hương hoàn toàn là thơ và đa số đều được viết bằng chữ Nôm.

– Thơ chữ Hán:

+ Độ Hoa Phong

+ Hải ốc trù

– Thơ chữ Nôm:

+ Bánh trôi nước

+ Bỡn bà lang khóc chồng

+ Cái kiếp tu hành

+ Cái nợ chồng con

+ Cái quạt

+ Chùa Quán Sứ

+ Chợ Trời

+ Chùa Thầy

+ Cảnh chùa ban đêm

+ Cảnh thu

+ Dệt cửu

+ Dỗ người đàn bà khóc chồng

+ Đá Ông Chồng Bà Chồng

+ Đài Khán Xuân

+ Đánh cờ

+ Đánh đu

+ Đèo Ba Dội

+ Đền Sầm Đống

+ Đồng tiền hoẻn

+ Động Hương Tích

+ Giếng thơi

+ Hang Cắc Cớ

+ Hang Thánh Hoá

+ Hỏi trăng 1

+ Hỏi trăng 2

+ Khóc ông phủ Vĩnh Tường

+ Khóc Tổng Cóc

+ Không chồng mà chửa

+ Kẽm Trống

+ Làm lẽ

+ Lũ ngẩn ngơ

+ Mời trầu

+ Nhớ người cũ

+ Ốc nhồi

+ Phường lòi tói

+ Quán Khánh

+ Quan thị

+ Quả mít

+ Sư bị ong châm

+ Sư hổ mang

+ Tát nước

+ Thiếu nữ ngủ ngày

+ Tranh tố nữ

+ Trăng thu

+ Trống thủng

+ Tự tình I

+ Tự tình II

+ Tự tình III

+ Vịnh cái quạt I

+ Vịnh cái quạt II

+ Cúc

+ Mai

+ Chùm thơ chữ nôm xướng họa cùng Chiêu Hổ

+ Cặp xướng họa I

+ Cặp xướng họa II

+ Cặp xướng họa III

Vinh danh

– Năm 2021, bà cùng Nguyễn Đình Chiểu là hai nhà thơ của Việt Nam được UNESCO vinh danh là “danh nhân văn hóa thế giới” cùng với kỷ niệm năm sinh/năm mất.

Phong cách sáng tác

Thi sĩ Hồ Xuân Hương – Bà chúa thơ Nôm của thi ca nước nhà, một người phụ nữ xinh đẹp nhưng lại có cuộc đời đầy chông gai, khổ đau, khi hai lần đều không có được tình yêu trọn vẹn. Nhưng không vì thế người phụ nữ ấy khuất phục trước tình cảnh mà điều đó càng giúp bà trở nên mạnh mẽ, kiên cường hơn. Chuyến hành trình trải nghiệm những thử thách trong cuộc sống đã làm cho tâm hồn của Hồ Xuân Hương trở nên nhạy bén trước tình cảnh, cảm xúc và trang thơ của bà đã bộc bạch nên những nỗi niềm tâm trạng, suy tư về bản thân, con người trong xã hội lúc bấy giờ.

Khác với các nhà thơ cùng thời, nội dung sáng tác của Hồ Xuân Hương thường hướng đến người phụ nữ. Thơ của bà chúa thơ Nôm mang màu sắc phản ánh, phê phán cuộc đời bị ràng buộc với những phong tục, luật lệ cổ hủ, người phụ nữ không có được sự tự do, công nhận trong xã hội, mà bị khinh thường, trở nên nhỏ bé thấp kém. Chính vì lẽ mà bả trở nên “nổi loạn”, “khác biệt”, không chịu ràng buộc của sợi chỉ số mệnh vô hình, bà muốn được bay bổng, tự do và làm điều bản thân mình muốn.

Giọng thơ của Hồ Xuân Hương mang đậm tính hiện thực, trữ tình, thể hiện tình yêu đối với con người mà cụ thể là người phụ nữ, yêu quê hương, đất nước và mong muốn hòa mình cùng với thiên nhiên. Qua từng câu thơ, bức tranh cuộc sống được miêu tả sinh động, giàu nhịp điệu, vần và mang đến tầng ý nghĩa sâu sắc với khát khao truyền tải sự tự do trong cuộc sống và hy vọng thoát khỏi sự khắc nghiệt của chế độ phong kiến nhất là những người phụ nữ luôn phải nhẫn nhục, chịu đựng một cuộc sống gò bó, bế tắc, khốn khổ.

Nhận định, đánh giá

Nhà thơ Tản Đà: “Thật là tinh quái, những câu hay đọc lên đến ghê người. Người ta thường có câu: “Thi trung hữu họa”, nghĩa là “Trong thơ có vẻ”. Như thơ Xuân Hương thì lại là “Thi trung hữu quỷ”, tức “Trong thơ có quỷ.””

Giáo sư Lê Quảng Hàm: “Trong suốt tập thơ của nàng, không mấy bài là không có lả lơi, dầu tả cảnh gì, vịnh vật gì cũng vậy. Mà tiếc thay nhời văn thật là chải chuốt, giọng văn thật là êm đềm. ”

Nhà văn Trương Tửu: “Xuân Hương bị nỗi u hoài chua chát ám ảnh. Đó là khát vọng tiềm thức, là sự hiện thân của Tội – Gốc”

Nhà thơ Xuân Diệu: “Thứ thơ ấy không chịu ở trong khuôn khổ thông thường mà là một thứ thơ muốn lặn sâu vào sự thật, vào những thứ đáy rất kín thẳm của tâm tư. Những thứ kín thẳm ấy không phải lạc lõng, cô đơn, cá nhân, chủ nghĩa mà trái lại đã được hàng vạn người đồng tình cảm”

Lê Trí Viễn: “Thơ Hồ Xuân Hương là tiếng nói tâm tình của người phụ nữ, thể hiện một bản lĩnh sống mạnh mẽ khác thường” (Sách Văn học Trung đại Việt Nam)