Hoài Thanh – Biểu tượng phê bình của nền văn học Việt Nam, các tác phẩm với phong cách đặc biệt của Hoài Thanh đã bộc lộ được những nét đẹp, sâu sắc, ý vị trong thơ ca nước nhà. Cùng tham khảo bài viết Giới thiệu tác giả Hoài Thanh (Tiểu sử, sự nghiệp, tác phẩm, phong cách sáng tác, nhận định) để hiểu thêm về tri âm của những thi nhân nhé!
Tiểu sử
– Hoài Thanh sinh ngày 15 tháng 7 năm 1909 và mất ngày 14 tháng 3 năm 1982 tại Hà Nội
– Tên khai sinh của Hoài Thanh là Nguyễn Đức Nguyên, bút danh là Văn Thiên, Le Nhà Quê
– Quê quán:xã Nghi Trung, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An
– Ông sinh ra trong một gia đình nhà nho nghèo yêu nước, có tham gia vào phong trào Đông Du chống Pháp của Phan Bội Châu.
– Ông bắt đầu học chữ Hán, chữ Quốc ngữ và từng là học sinh của trường Quốc học Vinh, rồi theo học tại trường Pháp Việt đến bậc trung học thì tham gia vào phong trào yêu nước của học sinh của Phan Chu Trinh và Phan Bội Châu.
Sự nghiệp
– Hoài Thanh là một nhà phê bình văn học Việt Nam, đã có những đóng góp to lớn về mặt phê bình, lý luận để khẳng định Thơ mới trong văn học Việt Nam thế kỉ XX.
– Tác phẩm “Thi nhân Việt Nam” do Hoài Thanh và em trai ông – Hoài Chân chắp bút đã đưa tác giả lên vị trí một nhà phê bình lớn của nền văn học Việt Nam đầu thế kỷ 20.
– Trước 1945, Hoài Thanh tham gia viết văn, làm báo, dạy học và được coi là người đứng đầu trường phái phê bình văn học Nghệ thuật vị nghệ thuật.:
+ Năm 1927, ông gia nhập Tân Việt Cách mạng Đảng.
+ Năm 1930 trong lúc đang học ở trường Bưởi (Hà Nội) thì bị bắt, bị kết án treo, bị trục xuất khỏi Bắc Kỳ và giải về quê vì tham gia cách mạng.
+ Năm 1931 Hoài Thanh vào Huế, tại đây ông làm công cho một nhà in, đồng thời đi dạy học, viết văn, viết báo.
– Hoài Thanh tham gia Tổng khởi nghĩa của Việt Minh lật đổ chính quyền ở Huế vào tháng 8 năm 1945.
– Sau 1945 thì ông lần lượt giữ các chức vụ:
+ Chủ tịch Hội văn hóa cứu quốc, Huế (tháng 9 năm 1945)
+ Từ năm 1945 đến năm 1946 trở thành cán bộ giảng dạy tại Đại học Hà Nội
+ Từ năm 1947 đến 1948 thì công tác tại Đài Tiếng nói Việt Nam
+ Năm 1950: giữ chức ủy viên Ban thường vụ Hội Văn nghệ Việt Nam
+ Năm 1950 – 56: Trưởng tiểu ban Văn nghệ Ban Tuyên huấn Trung ương (
+ Năm 1958: Vụ trưởng Vụ nghệ thuật và giảng dạy tại Khoa Văn Đại học Tổng hợp Hà Nội
+ Trong khoảng 10 năm từ năm 1958 đến năm 1968: Hoài Thanh trở thành đại biểu Quốc hội khóa 2, giữ chức vụ Tổng Thư ký Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam và tham gia vào Ban Chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam khóa 1 và 2.
+ Từ năm 1959 – 1969 ông giữ chức Phó viện trưởng Viện Văn học Việt Nam kiêm Thư ký tòa soạn Tạp chí Nghiên cứu văn học của Viện.
+ Năm 1969 đến 1975 ông giữ chức vụ Chủ nhiệm tuần báo Văn nghệ.
+ Là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.
Tác phẩm
– Văn chương và hành động (khái luận, 1936)
– Thi nhân Việt Nam 1932 – 1941 (1941, cùng viết với Hoài Chân, nhưng Hoài Thanh là chủ yếu)
– Có một nền văn hóa Việt Nam (1946)
– Quyền sống con người trong Truyện Kiều của Nguyễn Du (tiểu luận, 1949)
– Nhân văn Việt Nam (1949)
– Xây dựng văn hóa nhân dân (1950)
– Nói chuyện thơ kháng chiến (1951)
– Nam Bộ mến yêu (bút ký, 1955)
– Chuyện miền Nam (bút ký, 1956)
– Quê hương và thời niên thiếu của Bác (cùng viết với Thanh Tịnh 1960)
– Phê bình và tiểu luận tập 1 (1960), tập 2 (1965), tập 3 (1971)
– Phan Bội Châu (1978)
– Chuyện thơ (1978)
– Tuyển tập Hoài Thanh (2 tập, 1982 – 1983)
– Di bút và di cảo (1993)
– Hoài Thanh toàn tập (5 tập, 1998)
Giải thưởng, vinh danh
– Được Nhà nước Việt Nam truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm 2000
– Hiện nay, tên Hoài Thanh được đặt cho con đường ở Phường 14, Quận 8, Thành phố Hồ Chí Minh và một phố ở Hà Nội (nằm trong khu đô thị Mỹ Đình II)
Phong cách sáng tác
Để có thể sáng tác nên nhiều chủ đề, thể loại, người chắp bút phải là một người tài, một người yêu và dành toàn bộ hồn cho mình cho tác phẩm, hơn hết người cũng phải được tự do, hòa mình vào với tập thể nhưng lại không để bị lẫn vào đó, mà phải giữ được cá tính riêng của bản thân. Hoài Thanh đả thể hiện điều đó rất xuất sắc, ông đưa chính mình lên một vị thế mới trong thi đàn mà không phải ai cũng có thể, trang sách của Hoài Thanh chứa đựng những dòng cảm xúc, suy tư, thể hiện cái nhìn đa chiều, phóng khoáng, đặc sắc, tìm cái ý nghĩa có trong chiều sâu. Đối với các bài phê bình, đánh giá về thơ về những nhà văn, Hoài Thanh có thể nhận rõ cái chất riêng của họ để đưa ra lời bình đúng đắn nhất, ông không nhận nhầm ai với ai mà còn có thể vạch ra sự khác biệt ấy, như trong thơ Xuân Diệu, Thế Lữ,… Ngôn từ dễ hiểu nhưng lại trau chuốt bởi bình về ai cũng không thể dùng từ lung tung. Hoài Thanh rất công bằng, phong cách của ông không mang theo sự thiên vị vì yêu vì quý mà khen, nó chựa đựng cả sự công bằng, tâm huyết suy ngẫm, và mong cầu bộc lộ ra cái đẹp của nền thơ văn nước nhà.
Nhận định, đánh giá
– Hoài Thanh: “Tay này nó biết mình mê Kiều nên nó dùng lối lẩy Kiều để vẽ chân dung thì khéo thật. Tuy vậy câu thứ hai nói oan và nói ác quá. Có không ít người nghĩ như thế về tôi”
– Hoài Thanh nhận xét về Thế Lữ: “Thế Lữ đã làm rạn vỡ những khuôn khổ ngàn năm không di dịch. Chữ dùng lại rất táo bạo… Thế Lữ như một viên tướng điều khiển đội quân Việt ngữ bằng những mệnh lệnh không thể cưỡng được”
– Về Xuân Diệu, Hoài Thanh đã nói rằng: “Mặc dầu có nhiều đoạn kiểu cách, nhất là trong mấy bài thơ tình, tập Thơ thơ ra đời đã gieo vào giữa cái giá lạnh, cái hững hờ, cái thô lỗ của cuộc đời hàng ngày, những âm điệu huyền ảo, cái hương vị lạ lùng của một thế giới nào mong manh, u uẩn cùng một nỗi lòng say đắm trước cảnh thiên nhiên xưa nay trong văn chương ta chưa từng có”