Giới thiệu tác giả Hoài Vũ (Tiểu sử, sự nghiệp, phong cách sáng tác, nhận định)

Nhà thơ, nhà văn, dịch giả Hoài Vũ. Chiến sĩ cách mạng văn hóa, đã đóng góp cho văn học Việt Nam một lượng lớn các tác phẩm, tiêu biểu như: “Vàm cỏ đông”, “Anh ở đầu sông em cuối sông”, “Đi trong hương tràm”,… Cùng nhau tìm hiểu thêm về nhà văn thông qua bài viết Giới thiệu tác giả Hoài Vũ (Tiểu sử, sự nghiệp, phong cách sáng tác, nhận định) nhé!

Tiểu sử

– Hoài Vũ tên thật là Nguyễn Đình Vọng sinh ngày 25 tháng 8 năm 1935.

– Quê quán: xã Đức Long, Hữu Đức, Quảng Ngãi.

– Là hội viên của Hội Nhà văn Việt Nam.

– Gia đình: Vợ là bà Nguyễn Thị Thơ – cựu cán bộ Thành Đoàn Sài Gòn Gia Định, hiện tại ông đang sống cùng con gái, con rể và một cháu ngoại.

Giới thiệu tác giả Hoài Vũ (Tiểu sử, sự nghiệp, phong cách sáng tác, nhận định)

Sự nghiệp

– Hoài Vũ ngoài làm thơ viết văn thì còn là nhà báo, dịch giả tiếng Trung bởi ông từng học tập ở Trung Quốc.

– Nhà văn tham gia cách mạng khi mới 11 tuổi, hoạt động tại thiếu sinh quân, phục vụ cho Phòng Quân nhu Bộ Tư lệnh Quân khu 5, rồi tập kết ra Bắc. Sau được bổ sung vào lực lượng làm đường sắt tại Hà Nội, Lào kay, nhà máy chè Phú thọ. Thanh niên xung phong, cuốc đất, đắp đường, làm công trình thuỷ nông.

– Năm 1962: Hoài Vũ được tuyển vào khoa báo chí Tuyên giáo Trung ương. Sau khi học hết khoá, thì nhà văn được đi tăng cường cho báo chí miền Nam.

– Giữa năm 1963: Nhà văn phải tập trung tập luyện để vượt Trường Sơn vào Nam.

– Cuối năm 1964: Hoài Vũ về đến căn cứ Trung ương Cục miền Nam, tham gia vào các hoạt động văn học ở miền Nam trong những năm kháng chiến với các chức vụ:

+ Ủy viên Tiểu ban Văn nghệ khu Sài Gòn – Chợ Lớn – Gia Ðịnh

+ Ủy viên thường trực Hội Văn nghệ giải phóng miền nam.

+ Tổng biên tập báo Văn nghệ giải phóng (Hội Văn nghệ giải phóng miền Nam).

– Từ sau ngày đất nước được thống nhất cho đến nay thì ông lần lượt giữ cương vị:

+ Ủy viên Ban biên tập Tuần báo Văn nghệ (Hội Nhà văn Việt Nam)

+ Phó Giám đốc Nhà xuất bản Tác phẩm mới (Hội Nhà văn Việt Nam)

+ Ủy viên Ban chấp hành Hội Nhà văn TP Hồ Chí Minh

+ Chủ tịch Hội đồng Văn học dịch (Hội Nhà văn TP Hồ Chí Minh)

+ Phó Tổng biên tập báo Sài Gòn giải phóng…

Tác phẩm

– Thơ:

+ Vàm Cỏ Đông

+ Anh ở đầu sông em cuối sông (1989)

+ Đi trong hương tràm

+ Hoàng hôn lặng lẽ

+ Chia tay hoàng hôn

– Các tập truyện:

+ Tiếng sáo trúc

+ Rừng dừa xào xạc (1977)

+ Quê chồng (1978)

+ Bông sứ trắng (1980)

+ Bên sông Vàm Cỏ (1980)

+ Vườn ổi (1982)

+ Gái thời chiến (2020)

– Các tập truyện đã dịch:

+ Loạn luân

+ Người đàn bà bất hạnh

+ Nữ điền chủ cuối cùng

+ Hồn ma

+ A-sư-ma bé bỏng…

Phong cách sáng tác

Như bao nhà thơ, nhà văn Việt Nam, Hoài Vũ cũng dành một tình yêu cho Tổ quốc, Đất nước, quê hương, thiên nhiên, con người Việt. Từ nhỏ đã tham gia hoạt động cách mạng, thế nên nhà thơ, nhà văn Hoài Vũ đã có những trải nghiệm riêng trong trang lịch sử của bản thân. Ông vết về quê hương, về chiến tranh thảm khốc, tái hiện lại khung cảnh Việt Nam xưa, bộc bạch nỗi niềm cảm xúc sâu lắng, nhớ thương quê nhà, hi vọng, quyết tâm vào một tương lai tươi sáng. Thơ Hoài Vũ trong sáng, thiết tha giọng điệu nhẹ nhàng tựa như người bạn tâm giao đang kể lại câu chuyện cổ tích, các biện pháp nghệ thuật cũng được sử dụng đan xen, so sánh, nhận hóa, điệp từ, điệp ngữ,… Làm bật lên những hình ảnh phong cảnh mà chủ đề hướng đến. Qua đó, người đọc cảm nhận được thông điệp, ý nhĩa mà nhà văn, nhà thơ Hoài Vũ muốn truyền tải.

Nhận định, đánh giá

Lê Thiếu Nhơn: “Thơ Hoài Vũ dịu nhẹ như con người của ông, nên đôi lúc rộng rãi về cảm xúc và hào phóng về ngôn từ”.

Nhà thơ Phan Hoàng khẳng định: “Đọc tác phẩm của Hoài Vũ, nhất là thi ca, dù viết trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng đằm thắm, da diết, cháy bỏng tình yêu thiên nhiên và con người. Thơ ông thấm đẫm nỗi đau mất mát hy sinh mà không chất chứa hận thù. Thơ ông vượt thoát bóng tối ích kỷ tham tàn để hướng tới ánh sáng tự do, bao dung, nhân ái”.

Nguyễn Quang Thiều: “Theo thời gian, thi pháp và hình thức có thể thay đổi nhưng có những thứ trong văn chương luôn bất biến, đó là chủ nghĩa nhân văn, tình yêu dân tộc và khát vọng hòa bình. Là những nhà văn thế hệ sau, chúng tôi luôn biết ơn nhà thơ Hoài Vũ, bởi các tác phẩm của ông viết về chiến tranh được đánh đổi bằng cả tính mạng nhưng đầy kiêu hãnh. Điều đó chứng tỏ, vũ khí cuối cùng cũng chỉ là vũ khí, chỉ có thi ca mới chính là niềm kiêu hãnh của con người”.