Giới thiệu tác giả Hoàng Cầm (Tiểu sử, sự nghiệp, phong cách sáng tác, nhận định)

Giới thiệu tác giả Hoàng Cầm về tiểu sử, các tác phẩm chính, phong cách sáng tác, giải thưởng vinh danh, nhận định và đánh giá

Giới thiệu tác giả Hoàng Cầm về tiểu sử, các tác phẩm chính, phong cách sáng tác, giải thưởng vinh danh, nhận định và đánh giá

1.Tiểu sử

– Hoàng Cầm tên thật là Bùi Tằng Việt, ông còn có một số bút danh khác như Bằng Việt, Lê Thái, Lê Kỳ Anh, Bằng Phi. Tên ông được đặt ghép từ địa danh quê hương: Phúc Tằng và Việt Yên. Ông là một nhà thơ, nhà biên kịch Việt Nam. Nhà thơ Hoàng Cầm theo học tiểu học và trung học ở Bắc Giang và Bắc Ninh.

– Nhà thơ Hoàng Cầm sinh ngày 22-2-1922 tại tỉnh Bắc Giang, Vệt Nam. Ông sống và làm việc chủ yếu ở thành phố Hà Nội. Hoàng Cầm xếp hạng nổi tiếng thứ 42349 trên thế giới và thứ 173 trong danh sách Nhà thơ nổi tiếng.

– Tháng 04/1957, nhà thơ Hoàng Cầm tham gia thành lập Hội Nhà văn Việt Nam và được bầu vào Ban chấp hành. Đến năm 1958, Hoàng Cầm phải rút khỏi Hội nhà văn do vụ án “Nhân văn Giai phẩm” và năm 1970 ông về hưu.

2.Các tác phẩm chính

– Hoàng Cầm là một trong những nhà thơ nổi tiếng nhất của vùng Kinh Bắc, ông mang trong mình một tinh thần Việt đầy khao khát và xao xuyến. Ông được biết đến là người đã “sống một cuộc đời đầy đủ” với những đóng góp quan trọng cho văn học của đất nước:

– Hoàng Cầm được biết đến trong nhiều lĩnh vực, nhưng nổi tiếng nhất là thơ ca với những tác phẩm chính gồm: “Trương Chi” (xuất bản năm 1993), “Bên kia sông Đuống” (thơ, 1948), “Kinh Bắc” (thơ, 1959),…

– Ngay từ những năm 15 tuổi, 18 tuổi ông đã có những bài thơ “Hận ngày xanh”, “Bông sen trắng” làm ngạc nhiên giới văn bút nước nhà; 20 tuổi, ông có “Hận Nam Quan” – vở thơ kịch lịch sử và đến năm 26 tuổi, bài thơ “Bên kia sông Đuống” đã đưa chàng trai Hoàng Cầm lên hàng thi sĩ tiêu biểu nhất trong kháng chiến chống Pháp.

3.Phong cách sáng tác

– Phong cách sáng tác của Hoàng Cầm đặc biệt ở chỗ tìm tòi đổi mới thơ mà bản ngã truyền thống vẫn không suy chuyển, nâng cao tư duy thơ mà giọng điệu vẫn không xa lạ với mọi người. Một số ý kiến cho rằng: ”Trong thơ Hoàng Cầm thấp thoáng có những nét chạm khắc tinh hoa của kiến trúc đình – chùa vùng Kinh Bắc, nó mang hơi thở và dấu ấn sáng tạo tuyệt kỹ của những nghệ nhân dân gian. Cái đẹp, cái hay trọn vẹn trong trầm tích mang tên Kinh Bắc đã đằm rất sâu vào hồn thơ của Hoàng Cầm.”

– Trong thơ Việt Nam hiện đại, Hoàng Cầm đã tạo ra một trường thẩm mỹ mới, nó vừa mang trong mình cốt cách văn hoá của vùng Kinh Bắc, vừa mở ra một không gian lớn của thơ trữ tình với những tìm tòi nhằm đưa cái đẹp dân gian vào hơi thở của mỗi bài thơ. Và chính điều này đã làm nên một trường giang thơ lộng lẫy của riêng Hoàng Cầm – ông hoàng của thơ trữ tình duy mỹ đương đại.

4.Giải thưởng và vinh danh

– Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật đợt 2 năm 2007.

5.Nhận định và đánh giá

– Theo nhà thơ Hoàng Hưng, “con người Hoàng Cầm cũng là một bí mật cần được khám phá của sự dung hợp giữa tính duy cảm và lí trí, tính đại chúng và tính tinh hoa, tính truyền thống và tính sáng tạo, con người chiến sĩ và con người nghệ sĩ… Đó cũng là một bí mật của thành công nghệ thuật trong thời kì bước vào nghệ thuật hiện đại của Việt Nam”.

– “Ông không chỉ là thi sĩ ở trong thơ. Trong đời sống, ông sống một cuộc sống đúng là một thi sĩ. Có rất nhiều người khi làm thơ rất thi sĩ, nhưng trong đời thường lại gây bất ngờ khi ta không thấy con người đó có gì là thơ. Nhưng đối với Hoàng Cầm, ông là một thi sĩ toàn phần” – Nguyễn Thụy Kha, người có nhiều năm gắn bó với nhà thơ Hoàng Cầm cả trong cuộc sống lẫn sáng tác, thì Hoàng Cầm là một trong rất ít những thi sĩ đích thực.

– Có ý kiến cho rằng, trong thơ Hoàng Cầm thấp thoáng có những nét chạm khắc tinh hoa của kiến trúc đình-chùa vùng Kinh Bắc, nó mang hơi thở và dấu ấn sáng tạo tuyệt kỹ của những nghệ nhân dân gian. Cái đẹp, cái hay trọn vẹn trong trầm tích mang tên Kinh Bắc đã đằm rất sâu vào hồn thơ của Hoàng Cầm.