Giới thiệu tác giả Hoàng Cát (Tiểu sử, sự nghiệp, phong cách sáng tác, nhận định)

Giới thiệu tác giả Hoàng Cát về tiểu sử, các tác phẩm chính, phong cách sáng tác, nhận định và đánh giá

Giới thiệu tác giả Hoàng Cát về tiểu sử, các tác phẩm chính, phong cách sáng tác, nhận định và đánh giá

1.Tiểu sử

– Nhà thơ Hoàng Cát là một trong những người bạn thân thiết, sau này trở thành anh em kết nghĩa với nhà thơ Xuân Diệu. Ông sinh năm 1942 tại xã Hùng Tiến, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.

– Sau khi học xong Trung cấp Cơ điện Hà Nội, Hoàng Cát về làm công nhân tại Nhà máy cơ khí Trần Hưng Đạo, Hà Nội. Tại đây, ông bắt đầu viết văn, làm thơ.

– Năm 1965, Hoàng Cát tham gia chiến trường Thừa Thiên – Huế, sau đó bị thương phải mang chân giả. Sau năm 1971, ông xuất ngũ về Hà Nội, tiếp tục sáng tác. Nghi án văn chương của ông khi này mới được xóa bỏ. Ông được kết nạp vào Hội Nhà văn Việt Nam năm 1994, xuất bản cả chục đầu sách.

2. Các tác phẩm chính

– Nhà thơ Hoàng Cát đã xuất bản các tập thơ “Tháng giêng dai dẳng”(1991); “Ngôi sao biếc” (1994); Mùa thu tình yêu cuộc đời” (1999); ‘’Thì hãy sống” (2002); “Cảm ơn vỉa hè” (2006); “Thanh thản” (2008); “Tuyển tập thơ Hoàng Cát” (2009). “Chuyện tình của Xin” (tập truyện ngắn 2005).

3. Phong cách sáng tác

– Nhớ về nhà thơ Hoàng Cát, nhà văn Nguyễn Quang Lập gọi ông là một ví dụ về một phong cách sống nghèo khổ mà hạnh phúc của làng văn.

– Hoàng Cát là một nhà thơ có phong cách thơ độc đáo, riêng biệt, thể hiện những cảm xúc tinh tế, sâu sắc và mang giá trị nhân văn sâu sắc.

– Thơ Hoàng Cát chịu ảnh hưởng nhất định của thơ ca tiền chiến, đặc biệt là thơ của Xuân Diệu. Phong cách thơ Hoàng Cát có sự thay đổi theo thời gian.

4. Nhận định và đánh giá

– Với nhà thơ Vương Trọng, Hoàng Cát là người sống hết mình, không coi trọng tiền bạc, thậm chí có lúc còn coi thường cả tính mạng của mình.

– “Một khi đã lên xe máy là Hoàng Cát sẽ phóng như bay khiến thanh niên phải nể. Chuyện ông ngã xe, bất tỉnh dọc đường không phải là hiếm. Những ngày mặt mày sây sát, ông ân hận, làm thơ thương vợ, tự nguyện để cho con giấu chìa khoá xe máy, hứa sẽ không bao giờ dùng đến. Thế nhưng vừa lành vết thương, đâu lại vào đấy”, nhà thơ Vương Trọng than

– Nhà thơ Phan Chí Thắng quý trọng nhà thơ Hoàng Cát không chỉ vì ông là một nhà thơ đáng kính, mà còn bởi ông đã cống hiến, hy sinh một phần cơ thể để bảo vệ đất nước. Cũng vì lý do này, nhà thơ Phan Chí Thắng đã viết bài thơ Bàn chân khuất dành tặng Hoàng Cát.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *