Giới thiệu tác giả Hoàng Kế Viêm (Tiểu sử, sự nghiệp)

Hoàng Kế Viêm là một danh nhân lịch sử được người đời kính trọng, ông đã công lao rất to lớn trong việc cống hiến trí lực cho nước, cho dân. Cùng tìm hiểu về ông qua bài viết Giới thiệu tác giả Hoàng Kế Viêm (Tiểu sử, sự nghiệp) nhé!

Tiểu sử

– Hoàng Kế Viêm tên thật là Hoàng Tá Viêm, tự Nhật Trường, hiệu Tùng An ( sinh ngày 21 tháng 7 năm 1820 – 1909).

– Quê quán: Làng Văn La, tổng Văn Đại, huyện Quảng Ninh (nay thuộc xã Lương Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình).

– Gia đình: Sinh ra trong một gia đình quan lại có truyền thống cả văn lẫn võ, bố của ông là  Hoàng Kim Xán, Bố chính tỉnh Khánh Hòa. Vợ là con gái thứ năm của vua Minh Mạng là Hương La Công chúa Quang Tĩnh, nhưng chẳng bao lâu thì vợ mất..

– Học vấn: đỗ cử nhân vào năm 1843 thời vua Thiệu Trị.

Giới thiệu tác giả Hoàng Kế Viêm (Tiểu sử, sự nghiệp)

Sự nghiệp

– Sau khi đỗ cử nhân ông được bổ Tư vụ, hàm Quang lộc tự khanh.

– Năm 1846: Đời Thiệu Trị ông làm Lang trung Bộ Lại.

– Đến thời Tự Đức (năm 1850), mẹ mất, ông đang ở quê chịu tang thì được chiếu triệu về kinh, sung chức Án sát tỉnh Ninh Bình (1852).

– Năm 1854: ông thăng Bố chính Thanh Hóa, Bố chính kiêm Tuần phủ Hưng Yên (1859).

– Năm 1863: Tổng đốc An Tĩnh.

– Năm 1870: được lệnh, Hoàng Kế Viêm ra làm Lạng-Bình-Ninh-Thái Thống đốc quân vụ đại thần hiệp với lực lượng của Tán tương Tôn Thất Thuyết cùng lo việc đánh dẹp quân đảng người Tàu quấy phá, cướp thành Lạng Sơn.

– Qua tháng 4 năm 1871: Hình bộ thượng thư là Lê Tuấn làm chức Khâm sai thị sự đến hỗ trợ ông. Hoàng Kế Viêm vừa đánh vừa dụ, thu phục được Lưu Vĩnh Phúc,đánh tan Quân Cờ Trắng và Cờ Vàng. Nhờ công lao này, Hoàng Kế Viêm được phong Đại học sĩ lãnh Tổng thống Tam Tuyên, sung Tiết chế quân vụ miền Bắc.

– Vì đất Bắc Kỳ luôn có loạn, năm Canh Thìn (1880) Phong cho Hoàng Kế Viêm là Tĩnh biên sứ, kiêm cả hai đạo.

– Khi quân Pháp xâm chiếm Đại Nam, năm 1873: Hoàng Kế Viêm liền được cử làm Tiết chế Bắc Kỳ quân vụ (chức vụ quân sự cao cấp nhất tại Bắc Kỳ) để đôn đốc các nơi lo việc chống ngăn. Ngày 21 tháng 11 âm lịch năm đó, Lưu Vĩnh Phúc cùng ông tổ chức mai phục và đã giết chết được Garnier tại Ô Cầu Giấy.

– Ông trước đây là người trong phái chủ chiến, nhưng sau này ngả dần sang chủ hoà. Khi Pháp đánh thành Hà Nội, ông được vua ban Tổng thống quân vụ Bắc kỳ, toàn quyền chỉ huy. Khi về kinh, ông phục vụ vua Đồng Khánh, một vị vua thân Pháp, đã phái ông đem quân đi vừa đánh dẹp, vừa dụ hàng các thủ lĩnh Cần Vương song bất thành

– Đến cuối năm 1885: ông được Vua Đồng Khánh phong làm Thái tử Thiếu bảo, Cơ mật viên Đại thần. Chẳng bao lâu sau, ông xin về hưu trí, nhưng không được chấp thuận.

– Mãi đến đời vua Thành Thái, năm 1889: ông mới được nghỉ hưu, về quê sống đến khi mất (1909), thọ 89 tuổi.

Tác phẩm

– Phê thị trần hoàn: Ghi chép về đời Tự Đức.

– Tiên công sự tích biệt lục: Ghi lại thân thế và sự nghiệp của cha ông.

– Khổn y lục: Ghi lại tiểu sử công chúa Hương La, vợ ông.

– Bát tiên công gia huấn từ: Ghi lời dạy con cái theo di cảo của thân phụ ông.

– Chi chi thi thảo

– Vân vân văn tập

– An phủ trấp lược

Vinh danh

– Tại xã Lương Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình có đền thờ tướng quân Hoàng Kế Viêm.