Giới thiệu tác giả Hoàng Ngọc Hiến (Tiểu sử, sự nghiệp, phong cách sáng tác, nhận định)

Hoàng Ngọc Hiến là nhà văn đa tài, góp mặt vào nhiều thể loại như văn hóa, ngôn ngữ,… Với phong cách nhất quán, đặc biệt, tác giả đã để lại những ấn tượng vô cùng sâu đậm. Cùng tìm hiểu về nhà văn qua bài viết Giới thiệu tác giả Hoàng Ngọc Hiến (Tiểu sử, sự nghiệp, phong cách sáng tác, nhận định) nhé!

Tiểu sử

– Hoàng Ngọc Hiến sinh ngày 21 tháng 7 năm 1930- mất ngày 24 tháng 1 năm 2011)

– Quê quán: Làng Đông Thái, xã Tùng Ảnh, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh.

– Học vấn: Sau năm 1945, ông cùng gia đình đi tản cư, học Trường trung học chuyên khoa Huỳnh Thúc Kháng ở Vinh và được gửi đi đào tạo ở Liên Xô (cũ).

Giới thiệu tác giả Hoàng Ngọc Hiến (Tiểu sử, sự nghiệp, phong cách sáng tác, nhận định)

Sự nghiệp

– Năm 1959: ông làm nghiên cứu sinh và bảo vệ thành công Tiến sĩ Văn học chuyên ngành lý luận, phê bình tại Đại học Tổng hợp Moskva, Liên Xô (cũ) với luận án về nhà thơ Liên Xô Vladimir Vladimirovich Mayakovsky

– Về nước, ông lần lượt giảng dạy ở các trường Đại học Sư phạm Vinh, Đại học Văn hóa, Trường Viết văn Nguyễn Du (và ông đã nhiều năm làm hiệu trưởng ngôi trường này).

– Năm 1976: ông đảm nhận chức danh Chủ nhiệm khoa Viết văn đầu tiên và là thành viên sáng lập trường Viết văn Nguyễn Du năm 1979 (nay là Khoa Sáng tác, lý luận, phê bình văn học của trường Đại học Văn Hóa Hà Nội)

– Từ năm 1983: ông đã nhiệt thành cổ súy cho sự đổi mới sáng tác văn học ở Việt Nam, phê phán những bất cập trong hệ thống lý luận quan của Zdanov.

– Ông là Hội viên Hội nhà văn Việt Nam năm 1987.

– Đồng thời Hoàng Ngọc Hiến còn là chủ bút cùng với Huỳnh Sanh Thông, Trương Vũ ra tạp chí Vietnam Review (phát hành ở Mỹ trong 2 năm 1996 và 1997).

Tác phẩm

– Ngọn gió thổi những chiếc lá bay qua đại dương (tập ký)

– Maiacôpxki. Con người, cuộc đời và thơ (khảo cứu. Tuyển dịch, 1976)

– Maiacôpxki (hài kịch. Dịch, 1984)

– Văn học Xô Viết đương đại (khảo cứu, 1987)

– Văn học – học văn (tiểu luận và phê bình, 1992)

– Văn học và học văn (tiểu luận và phê bình, 1997)

– Văn học gần và xa (tiểu luận, 2000)

– Triết lý văn hóa và triết luận văn chương (khảo cứu, 2006)

– Văn hóa và văn minh – Văn hóa chân lý và văn hóa dịch lý (2007)

– Hoàng Ngọc Hiến. Tuyển tập chọn lọc (2008)

– Xác lập cơ sở cho đạo đức, Bàn về tính hiệu quả (dịch từ sách của Francois Jullien)

– Minh triết phương Đông và triết học phương Tây (tuyển tập những công trình của nhà triết học đương đại Pháp F.Jullien, Nhà xuất bản. Đà Nẵng, 2004)

Phong cách sáng tác

Hoàng Ngọc Hiến là nhà văn đa tài, góp mặt vào nhiều thể loại như văn hóa, ngôn ngữ,… Với phong cách nhất quán, đặc biệt, tác giả đã để lại những ấn tượng vô cùng sâu đậm. Các trang viết tiểu luận phê bình đều sắc đáng, có bố cục xây dựng liên kết, rành mạch, rõ ràng, lập luận chặt chẽ, minh chứng cụ thể, phù hợp, những vấn đề, thông tin được đề cập đều nằm trong khuôn khổ được Hoàng Ngọc Hiến mài công chắt góp, nghiên cứu, tìm tòi một cách nghiêm túc. Qua đó người đọc thấy một phong cách nhất quán, cố gắng, nghiêm túc, miệt mài sáng tác nghiên cứu của Hoàng Ngọc Hiến để góp nhặt cho trang sách trí thức của Việt Nam ta thêm rực rỡ.

Nhận định, đánh giá

Nhà thơ Hữu Thỉnh: “Các giáo trình do thầy Hiến xây dựng, cho dù từ sơ thảo cũng đã có ý nghĩa khai sáng cho chúng tôi. Chúng tôi đã vừa học vừa khai phá kiến thức theo sự dày công nghiên cứu, chỉ đường của thầy Hiến.”

Nhà văn Văn Giá khẳng định: “Trong tư cách nhà nghiên cứu, tác giả Hoàng Ngọc Hiến để lại dấu ấn quan trọng trong ba loại công việc: thứ nhất, nghiên cứu phê bình văn học; thứ hai, nghiên cứu văn hóa gắn liền với triết học và minh triết; thứ ba là dịch thuật, truyền bá và ứng dụng một số trường hợp tư tưởng và lý thuyết của phương Tây vào Việt Nam.”

Nhà văn Đà Linh: “Thật kinh ngạc về sự giản dị và khiêm nhường của thầy. Con người uyên bác trong tư duy và sôi sục trong hành động như vậy mà trong tiểu sử tự thuật của Hội Nhà văn, chỉ có ba dòng sơ sài về bản thân và ba gạch đầu dòng sơ sài về tác phẩm. Trong khi chúng tôi lục lại các tác phẩm đã viết, đã in, đã công bố ở trong và ngoài nước của thầy thì số lượng lên đến hàng ngàn trang và tới gần 30 đầu sách”

PGS.TS Phạm Vĩnh Cư: “Trường viết văn Nguyễn Du còn xa mới đạt đến tầm mang tên Nguyễn Du. Nhưng nếu có một cái tên gần gũi hơn, thực chất hơn dành cho nó thì tôi nghĩ nó phải mang tên Hoàng Ngọc Hiến”