Giới thiệu tác giả Hoàng Trung Thông về tiểu sử, sự nghiệp, phong cách sáng tác, nhũng giải thưởng và nhận định đánh giá về ông.
1. Tiểu sử
– Hoàng Trung Thông sinh ngày 5/5/ 1925, mất ngày 4/1/ 1993 tại Hà Nội. Quê gốc của ông tại xã Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An, Việt Nam.
– Ông còn có một số bút danh khác: Đặc Công, Bút Châm.
– Thuở nhỏ nhà thơ Hoàng Trung Thông theo học chữ Hán tại quê nhà và ông được coi như một thần đồng, nổi tiếng khắp vùng.
– Năm 12 tuổi, ông theo học trường Quốc Học Vinh. Ông sớm thoát ly tham gia cách mạng trong phong trào Việt Minh từ khi còn là học sinh tại Nghệ An.
– Trong kháng chiến chống Pháp, lúc đầu ông hoạt động văn nghệ ở Liên khu IV,sau ra công tác ở Hội văn nghệ TW.
– Bên cạnh việc sáng tác thi ca và nghiên cứu lý luận, phê bình văn học, viết thư pháp, ông đảm nhiệm các chức trách quan trọng.
2. Tác phẩm chính
– Hoàng Trung Thông thuộc lớp các nhà thơ xuất hiện và trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1946-1954).
– Sau những năm chống Mỹ cứu nước, ông vẫn tiếp tục làm thơ và xuất bản nhưng ấn tượng về thơ của ông sau nửa thế kỷ nhìn lại vẫn thuộc về những bài thơ mùa đầu kháng chiến khi ông ra mắt với bạn đọc, cùng thời với Hồng Nguyên, Trần Mai Ninh, Tân Sắc, Tham Tâm…
– Bên cạnh làm thơ trữ tình, ông còn là một nhà phê bình văn học có uy tín. Những bài viết của ông về Chặng đường mới của văn học chúng ta (1961), Bác Hồ làm thơ và thơ của Bác (1977) thật sự có những phát hiện và đóng góp không nhỏ trong việc tìm hiểu, thưởng thức nền văn học Việt Nam hiện đại.
– Ông viết nhiều bài nghiên cứu, phê bình văn học, giới thiệu thơ Chu Văn An, Nguyễn Đình Chiểu, Đỗ Phủ, Lục Du, Puskin, Xuân Diệu, Chế Lan Viên v.v.
3, Phong cách sáng tác
– Hoàng Trung Thông là người có học vấn uyên bác. Thơ ca của ông giúp con người sống tốt hơn, tâm hồn trong sạch hơn, đánh thức tình yêu với con người, nỗ lực đấu tranh vì những lý tưởng nhân đạo và sự tiến bộ của con người.
– Thơ của ông vừa mộc mạc, giản dị, vừa giàu chất suy tưởng và triết lý. Điều này bắt nguồn từ niềm cảm xúc chân thành, sự rung cảm chân thật và quan niệm thẩm mỹ gần gũi với đa số công chúng yêu văn chương, nghệ thuật.
– Những sáng tạo của ông thường gắn bó mật thiết với cuộc đời nhưng không dễ dãi; song hành cùng hơi thở của cuộc sống và được đón nhận một cách nồng hậu. Cho nên, thơ Hoàng Trung Thông mang một vẻ đẹp bình dị được chắt lọc từ cuộc sống đời thường.
4, Giải thưởng – Vinh danh
– Giải ba dịch văn học dịch tác phẩm Vương Quý và Lý Hương Hương của Lý Quý, Trung Quốc (1954).
– Giải thưởng thơ Hội Văn nghệ Việt Nam năm 1954 – 1955.
– Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật đợt I, năm 2001
– Năm 2022, ông được Nhà nước truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học – nghệ thuật (đợt 6) với các tập thơ: Đường chúng ta đi, Những cánh buồm, Đầu sóng, Tiếng thơ không dứt..
– Hoàng Trung Thông được đặt tên đường ở thành phố Vinh, Nghệ An, thành phố Đà Nẵng và thành phố Vũng Tàu.
5, Nhận định và đánh giá tác giả Nguyễn Khuyến
– Thi sĩ Hoàng Trung Thông có tính cách phóng khoáng, hóm hỉnh. Lúc sinh thời, nhà thơ Chế Lan Viên đã mến tặng người bạn thân thiết của mình bài thơ “Gửi Trạng Thông họ Hoàng”:
“Ông thì hay say
Tôi thì quá tỉnh
Mà ông đằm tính
Tôi thì hay gây
Thiên hạ người người yêu ông
Tôi thiên hạ ghét
Gặp tôi người ta lườm nguýt
Nghe ông người ta thông
Thế mà lạ không
Hai đứa thân nhau mãn kiếp”.
– Nhà nghiên cứu – giáo sư Phan Ngọc đã từng viết về ông: “Trong thâm tâm, anh là con người nhỏ bé, của những con người nhỏ bé. Trong thơ, anh chỉ là nhà thơ của những người nhỏ bé” và “Chỉ có một Hoàng Trung Thông nhỏ bé, không hài lòng với chính mình. Đó là cái lớn của Hoàng Trung Thông”.