Giới thiệu tác giả Hồng Nguyên (Tiểu sử, sự nghiệp, phong cách sáng tác, nhận định)

Giới thiệu tác giả Hồng Nguyên về tiểu sử, sự nghiệp, tác phẩm tiêu biểu, phong cách sáng tác, giải thưởng vinh dan, nhận định và bình luận

Giới thiệu tác giả Hồng Nguyên về tiểu sử, sự nghiệp, tác phẩm tiêu biểu, phong cách sáng tác, giải thưởng vinh dan, nhận định và bình luận

1. Tiểu sử

– Hồng Nguyên (1924-1951) tên khai sinh là Nguyễn Văn Vượng, sinh tại xã Đông Thọ, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hoá.

 

 

2. Sự nghiệp

– Ông tham gia Hội Văn hoá Cứu quốc từ trước Cách mạng Tháng Tám, là Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, uỷ viên Ban Chấp hành Hội Văn hoá Cứu quốc Liên khu IV, từng viết bài cho các báo Dân mới, Sáng tạo, Thép mới…

– Cuối năm 1947, Hồng Nguyên bị bệnh lao phổi phải điều trị tại bệnh viện tỉnh đặt ở Hà Lũng, huyện Thọ Xuân.

– Năm 1951, ông mất tại quê nhà khi ông đang là Trưởng ty Thông tin Tuyên truyền tỉnh Thanh Hoá.

3. Tác phẩm tiêu biểu

– Hồn thơ Việt Nam

– Đời anh nông dân vô Nam

– Nhớ

– Những khẩu hiệu trong đêm

4. Phong cách sáng tác

Hồng Nguyên làm công tác văn nghệ trong quân đội và trở thành một nhà thơ được chú ý đến trong nền thơ ca kháng chiến chống Pháp. Ông có nhiều bài thơ in trên các báo Chiến sĩ, Dân mới, Sáng tạo, Thép mới… của Liên khu IV lúc bấy giờ. Thơ ông viết về nhiều đề tài như ca ngợi cuộc sống mới ở nông thôn, thể hiện tình cảm đối với anh bộ đội, nói lên niềm tin son sắt vào Chủ tịch Hồ Chí Minh, vào thắng lợi của cuộc kháng chiến.

5. Giải thưởng – vinh danh

– Xuất hiện vào thời kỳ đầu cuộc kháng chiến chống Pháp, gần như cùng lúc với Đèo cả của Hữu Loan, Tình sông núi của Trần Mai Ninh, Tây Tiến của Quang Dũng, Bên kia sông Đuống của Hoàng Cầm, Nhớ của Hồng Nguyên đã giành giải nhất cuộc thi Văn nghệ Lam Sơn năm 1948.

– Tên ông được đặt cho một con đường nối giữa đường Trường Thi và đường Lò Chum thuộc phường Trường Thi, thành phố Thanh Hóa.

6. Nhận định và bình luận

– “Quê hương Thanh Hóa đậm đà trong “Nhớ”, cái phong vị quê nhà mà chỉ có Thanh Hóa mới có. Người Thanh Hóa đọc thơ của Hồng Nguyên không cần phải chú thích những đằng nớ, đồng chí nỉ, ra rỉ, bầy tôi nghe ví, viền chơi với chắc, lớp trẻ mới lớn lên của Thanh Hóa ngày nay nhờ Hồng Nguyên mà biết được thứ ngôn ngữ của 70 năm trước.” – Lê Xuân Kỳ