Giới thiệu tác giả Hữu Ngọc về tiểu sử, sự nghiệp, tác phẩm tiêu biểu, phong cách sáng tác, giải thưởng vinh danh, nhận định và bình luận
1. Tiểu sử
– Hữu Ngọc sinh ngày 22 tháng 12 năm 1918 ở phố Hàng Gai thuộc khu phố cổ Hà Nội trong một gia đình gốc Thuận Thành, Bắc Ninh.
– Ông là một nhà nghiên cứu văn hóa, nhà văn, và dịch giả người Việt Nam.
2. Sự nghiệp
– Sau khi tốt nghiệp trường Bưởi năm 1936, Hữu Ngọc học thêm triết học, luật học rồi bắt đầu đi dạy ở các trường tư ở Vinh, Huế, Nam Định.
– Trong Chiến tranh Đông Dương, là người thành thạo nhiều ngôn ngữ như tiếng Trung Quốc, tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Đức, Hữu Ngọc được giao giữ nhiều vai trò mang tính chất truyền bá văn hóa, tuyên truyền trong chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa như Trưởng ban giáo dục tù hàng binh Âu Phi thuộc Cục Định vận, Tổng cục Chính trị, Chủ tịch Hội văn hóa kháng chiến Nam Định, và chủ bút tờ Tia lửa, tờ báo địch vận đầu tiên của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được xuất bản bằng tiếng Pháp.
– Sau khi hòa bình được lập lại ở miền Bắc Việt Nam năm 1954, Hữu Ngọc tiếp tục đảm nhiệm nhiều vị trí tổng biên tập các tờ báo tiếng nước ngoài do chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa xuất bản như tờ Việt Nam tiến bước, Nghiên cứu Việt Nam, đồng thời giữ chức Giám đốc Nhà xuất bản Ngoại văn trong nhiều năm.
– Là một nhà nghiên cứu thành thạo nhiều ngoại ngữ, từ khi còn trẻ, Hữu Ngọc đã tham gia dịch nhiều tác phẩm như Truyện cổ Grimm sang tiếng Việt, viết các tác phẩm giới thiệu văn hóa nước ngoài xuất bản tại Việt Nam, cũng như soạn thảo các tác phẩm giới thiệu văn hóa Việt Nam bằng tiếng Pháp và tiếng Anh để giới thiệu ra thế giới.
– Hữu Ngọc cũng từng đảm nhiệm chức vụ tổng biên tập nhiều tờ báo tiếng nước ngoài do Việt Nam xuất bản như tờ Tia lửa (tiếng Pháp), Việt Nam tiến bước (tiếng Anh, Pháp, Esperanto), Nghiên cứu Việt Nam (tiếng Anh, tiếng Pháp), và vai trò Giám đốc Nhà xuất bản Ngoại văn của Việt Nam trong nhiều năm.
3. Tác phẩm tiêu biểu
Hữu Ngọc đã viết và biên soạn trên 30 cuốn sách, trong đó có nhiều tác phẩm về văn hóa Việt Nam và các nước, tiêu biểu như:
– Di sản Văn hóa Việt Nam (tiếng Việt, tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Đức)
– Phác thảo chân dung văn hóa Hà Nội (tiếng Anh, tiếng Pháp), 1997
– Lãng du trong văn hóa Việt Nam (tiếng Việt, tiếng Anh), 2006
– Vietnam: Tradition and Change (tiếng Anh), 2017
– Cảo thơm lần giở, 2020
4. Phong cách sáng tác
Bằng việc điểm qua cuộc đời và tư duy của nhiều danh nhân Đông Tây kim cổ, trải rộng trên nhiều lĩnh vực và đại diện cho các nền văn hóa của nhân loại, nhà văn hóa Hữu Ngọc đã dẫn dắt người đọc theo chiều dài lịch sử, qua những con người cùng thời – những người ông trực tiếp gặp, giao lưu hoặc chịu ảnh hưởng gián tiếp, bao gồm cả ở trong nước và nước ngoài; những cá nhân (nhân vật xuất sắc và cả người bình thường), và tập thể vô danh (cộng đồng dân tộc, nhóm người trong xã hội…), những nền văn hóa phong phú, đa dạng và giàu bản sắc.
5. Giải thưởng – vinh danh
– Hai Huân chương Độc lập
– Huân chương Chiến công
– Huân chương Cành cọ Hàn lâm (Pháp)
– Huân chương Bắc Đẩu (Thụy Điển)
– Giải Mot d’or (Pháp)
– Giải Vàng Sách Việt Nam 2006
– Giải Đồng Sách Việt Nam 2015
– Giải thưởng Quốc gia Sách Việt Nam 2017
– Giải GADIF 2008 của Nhóm các Đại sứ quán, Phái đoàn và các Tổ chức Pháp ngữ tại Việt Nam
– Giải Nhất toàn quốc 2015 về Thông tin Đối ngoại
– Giải thưởng Lớn Bùi Xuân Phái về Tình yêu Hà Nội 2017
– Cuốn Việt Nam: Tradition and Change (NXB Đại học Ohio, 2017) được tổ chức Mĩ CHANCE (chuyên giới thiệu sách quốc tế) xếp hạng ưu – 4 sao
6. Nhận định, bình luận
– “Từ trước đến nay, tôi chưa từng gặp người bắc cầu giữa các nền văn hóa như ông Hữu Ngọc – cắm rễ sâu vào văn hóa Việt Nam, một con người quốc gia chân chính, rất tế nhị khi thâu nhận những nền văn hóa khác.” – Đại sứ Thụy Điển Borje Lunggren – (Trích diễn văn tại buổi lễ gắn Huân chương Bắc Đẩu tại Đại sứ quán Thụy Điển, ngày 6 tháng 6 năm 1997)
– “Tôi có những người bạn và cộng tác viên tài giỏi, tận tâm, đứng hàng đầu là anh Hữu Ngọc, con người uyên bác, vừa có tri thức vừa có tâm.” – Bác sĩ Nguyễn Khắc Viện (Trích diễn văn tại buổi lễ nhận Giải thưởng Lớn của Viện Hàn lâm Pháp, năm 1992)
– “Nếu có một nhà trí thức nào, một nhà văn nào xứng đáng nhận Huân chương Cành cọ Hàn lâm này, thì đó là ông Hữu Ngọc, nhà văn hóa, nhân văn lớn.” – Đại sứ Pháp Claude Blanchemaison (Trích diễn văn tại buổi lễ gắn Huân chương Cành cọ Hàn lâm ngày 14 tháng 2 năm 1992)
– “Ông Hữu Ngọc là một trong những học giả xuất sắc của Việt Nam. Ở ông, tôi xin chào không những một kí ức không bao giờ cạn, mà cả một con người có vốn văn hóa tế nhị, hình ảnh của Việt Nam.” – Bộ trưởng Bộ Quan hệ quốc tế về khối Pháp ngữ của Quebec, Canada – Sylvain (Lễ ra mắt cuốn Phác thảo chân dung Hà Nội do Québec tài trợ, ngày 6 tháng 11 năm 1997)