I-van Cru-lốp là nhà thơ, nhà văn nổi tiếng của nước Nga. Những tác phẩm của ông đem đến những bài học, ý nghĩa nhân văn giúp ích cho quá trình hoàn thiện nhận thức của các bạn nhỏ cũng như cách nhìn nhận lại bản thân của những người lớn. Tham khảo bài viết Giới thiệu tác giả I-van Cru-lốp (Tiểu sử, sự nghiệp, tác phẩm, phong cách sáng tác) để hiểu hơn về nhà thơ của nước Nga nhé!
Tiểu sử
– I-van Cru-lốp (Ivan Andreyevich Krylov, 13 tháng 2 năm 1769 – 21 tháng 11 năm 1844) sinh ra ở Moskva, Nga
– Cha ông là một sĩ quan phục vụ trong quân đội. Krylov ít học nhưng lại đọc sách nhiều, ông được thừa hưởng một thư viện lớn của bố, một người rất ham mê đọc sách
– Lên 10 tuổi, cha ông mất, Krylov được nhà văn Nicolai Lvov đỡ đầu và được sống trong môi trường văn chương từ nhỏ.
– Năm 1782 (13 tuổi) Krylov cùng với mẹ đi lên Sankt-Peterburg làm lương hưu cho mẹ và xin việc làm. Thời gian này ông bắt đầu viết một vài vở kịch và bắt đầu làm thơ
– Khoảng thời gian năm 1793 Krylov đi về các tỉnh, sống với bạn bè rồi lên Moskva tiếp tục hành trình sáng tác các tác phẩm
– Ông mất vào năm 1844 ở Sankt-Peterburg, Nga
Sự nghiệp
– Năm 1785, ông viết bi kịch Cleopatra (nhưng bản thảo sau này đã bị thất lạc) được Dmitryevsky nghệ sĩ nổi tiếng khen ngợi và khuyên nên tiếp tục sáng tác
– Năm 1786 bi kịch Phelomela ra đời. Nhưng tác phẩm này không mang lại cho Krylov tiền bạc hay danh tiếng nhưng lại tạo cho ông sự hội nhập với những văn nghệ sĩ của Sankt-Peterburg.
– Cuối thập niên 1780 ông tập trung sức lực vào lĩnh vực báo chí, thành lập tờ tạp chí Почта духов nhưng chỉ sau một thời gian thì phải đổi tên vì không có nhiều người đọc.
– Năm 1793 đổi tên thành Санкт-Петербургский Меркурий nhưng đến cuối năm này thì cũng ngừng hoạt động
– Năm 1805 ông in một số truyện ngụ ngôn và một số bản dịch ngụ ngôn của Jean de La Fontaine rồi quay sang viết kịch.
– Năm 1807 nhiều vở kịch của ông gây được sự thành công không ngờ nhưng chính vào thời điểm như vậy thì ông lại quay sang viết ngụ ngôn.
– Ivan Krylov trở thành một tác giả cổ điển khi còn sống
– Khoảng thời gian từ năm 1809 đến năm 1843 Ivan Krylov đã viết hơn 200 truyện ngụ ngôn
Tác phẩm
– Ngụ ngôn toàn tập (6 tập), NXB Moscow
– Thơ ngụ ngôn:
+ Bà già và hai cô gái – Госпожа и две Служанки
+ Bệnh thống phong và con nhện độc – Подагра и Паук
+ Bụi cây và lửa – Роща и Огонь
+ Cá măng và mèo – Щука и Кот
+ Cá nhảy múa – Рыбья пляска
+ Cáo thợ xây – Лиса-Строитель
+ Cáo và sóc núi – Лисица и Сурок
+ Cậu bé và con sâu – Мальчик и Червяк
+ Chia phần – Раздел
+ Chiếc áo dài của Triska – Тришкин кафтан
+ Chiếc diều giấy – Бумажный Змей
+ Chim cu và gà trống – Кукушка и Петух
+ Chim cu và phượng hoàng – Кукушка и Орел
+ Chó sói và cáo – Волк и Лисица
+ Chó sói và con sếu – Волк И Журавль
+ Chó sói và cừu – Волки и Овцы
+ Chó sói và mèo – Волк и Ко
+ Con ếch và con bò – Лягушка и вол
+ Con gà và hạt ngọc – Петух и Жемчужное Зерно
+ Con lợn – Свинья
+ Con lợn và cây sung – Свинья под Дубом
+ Con suối – Ручей
+ Dàn nhạc tứ tấu – Квартет
+ Đám mây – Туча
+ Già kén kẹn hom – Разборчивая Невеста
+ Hai chiếc thùng – Две бочки
+ Hai chiếc xe – Обоз
+ Hoa – Цветы
+ Hòn đá và viên kim cương – Булыжник и Алмаз
+ Khỉ đeo kính – Мартышка и очки
+ Khỉ soi gương – Зеркало и обезьяна
+ Lá và gốc – Листы и Корни
+ Loài ếch muốn có vua – Лягушки, просящие Царя
+ Lũ chim hoạ mi – Соловьи
+ Lũ ếch kêu trời – Лягушка и юпитер
+ Lũ khỉ Обезьяны
+ Lửa và kim cương – Пожар и Алмаз
+ Mèo và chú đầu bếp – Кот и повар…
– Kịch:
+ Bi kịch Cleopatra
+ Bi kịch Phelomela.
Phong cách sáng tác
I-van Cru-lốp là một trong những nhà văn, nhà thơ tài ba của nước Nga trong thể loại ngụ ngôn. Với kinh nghiệm tài năng của bản thân mình, I-van Cru-lốp đã khắc họa những câu chuyện có ý nghĩa, bài học trong đời sống, giao tiếp ứng xử, đạo đức để nói bóng gió, phán ảnh hiện thực xã hội.
Cách nói ngụ ngôn kết hợp với thơ ngắn gọn, câu từ xúc tích, độc đáo, đặc sắc, sử dụng nghệ thuật nhân hóa cho nhiều tắc phẩm giúp cho hình ảnh câu chuyện trở nên sinh động, tràn đầy màu sắc, vui tươi, nhí nhảnh. Lời thơ bình dị nhưng lại thâm thúy, giúp cho người đọc có một không gian kiến thức mới, học hỏi vào trao dồi kinh nghiệm của bản thân, lối sống, sống sao cho phù hợp với chuẩn mực của đạo đức, không để cho nhân cách của chính mình trở nên biến chất.