Lâm Thị Mỹ Dạ – nữ thi sĩ tài hoa, dịu dàng, nhẹ nhàng, tinh tế của văn chương Việt Nam. Hãy cùng nhau tìm hiểu về nhà thơ với bài viết giới thiệu tác giả Lâm Thị Mỹ Dạ (Tiểu sử, sự nghiệp, phong cách sáng tác, nhận định) nhé!
Tiểu sử
– Lâm Thị Mỹ Dạ sinh ngày 18 tháng 9 năm 1949 tại huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình – mất ngày 6 tháng 7 năm 2023 tại Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh.
– Học vấn: Học Trường viết văn Nguyễn Du (bà không học lên đại học vì vướng phải lý lịch cá nhân)
– Gia đình: cha của nhà thơ tên là Lâm Thanh, mẹ tên là Lý Thị Đấu, chồng bà là nhà văn nổi tiếng Hoàng Phủ Ngọc Tường, con gái đầu tên Dạ Thư, con gái thứ hai tên Hoàng Dạ Thi.
Sự nghiệp
– Nhà thơ làm việc tại Ty văn hóa Quảng Bình.
– Sau đó bà trở thành phóng viên, biên tập viên cho tạp chí Sông Hương (thuộc Hội liên hiệp Văn học nghệ thuật Thừa Thiên – Huế).
– Lâm Thị Mỹ Dạ là ủy viên Ban chấp hành Hội Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên – Huế.
– Là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam.
– Ủy viên Ban Chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam khóa III.
– Ủy viên Hội đồng thơ, Hội Nhà văn Việt Nam khóa V.
Tác phẩm
– Trái tim sinh nở (thơ, 1974)
– Bài thơ không năm tháng (thơ, 1983)
– Danh ca của đất (truyện thiếu nhi, 1984)
– Nai con và dòng suối (truyện thiếu nhi, 1987)
– Phần thưởng muôn đời (truyện thiếu nhi, 1987)
– Hái tuổi em đầy tay (thơ, 1989)
– Nhạc sĩ Phượng Hoàng (truyện thiếu nhi, 1989)
– Mẹ và con (thơ, 1994)
– Đề tặng một giấc mơ (thơ, 1998)
– Cốm non (thơ, 2005)
– Tuyển tập thơ và truyện thiếu nhi (2006)
– Hồn đầy hoa cúc dại (thơ, 2007)
– Khoảng trời – hố bom (thơ, 1972)
– Chuyện cổ nước mình (thơ , 1979)
Giải thưởng
– Giải nhất cuộc thi thơ báo Văn nghệ 1972 – 1973 với 3 bài thơ Đường ở Thủ Đô, Khoảng trời hố bom và Chuyện cổ nước mình.
– Giải thưởng Văn học của Hội Nhà văn Việt Nam năm 1981 – 1983 cho tập thơ Bài thơ không năm tháng.
– Giải A thơ của Ủy ban toàn quốc các Hội LHVHNT Việt Nam năm 1999.
– Giải A thơ Giải thưởng văn học Nghệ thuật Cố đô (năm 1998 – 2004) của UBND tỉnh và Hội LH VHNT Thừa Thiên Huế.
– Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật với các tập thơ: Đề tặng một giấc mơ (năm 1988), Trái tim sinh nở (năm 1974), Bài thơ không năm tháng (năm 1983)
– Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật năm 2007.
Phong cách sáng tác
Thơ của nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ có giọng điệu trong trẻo, hồn nhiên, nhân hậu và vui tươi, nhưng đôi khi, thơ của bà cũng mang đến sự nồng nàn, ý vị bằng cái vẻ rất nữ tính, bộc bạch niềm khát khao được vươn tới cái đẹp nhân ái, bao dung. Đồng thời bài thơ còn cất lên những tiếng nói đồng cảm đầy khẩn thiết trước số phận, tái hiện được chất thực của cuộc sống, ngôn ngữ giàu hình ảnh, sinh động được đúc kết từ những suy tư thầm kín, tâm hồn mong manh nhưng khắc khoải, ngông cuồng của người phụ nữ, nữ thi chắp bút viết từn nét trên trang thơ của mình.
Nhận định, đánh giá
– Nhà thơ, nhà nghiên cứu văn học Hồ Thế Hà đã viết: “Thơ Lâm Thị Mỹ Dạ giàu ý tứ. Tứ thơ bao giờ cũng là bất ngờ. Hình như không tạo được tứ lạ thì bài thơ vẫn còn trong dự tưởng.”
– Nhà thơ Ngô Văn Phú cũng nhận định: “Thơ Lâm Thị Mỹ Dạ hay ở những chỗ bất thần, ngơ ngác và những rung cảm đầy nữ tính.”