Giới thiệu tác giả Lê Cảnh Nhạc (Tiểu sử, sự nghiệp, phong cách sáng tác, nhận định)

Giới thiệu tác giả Lê Cảnh Nhạc về tiểu sử, các tác phẩm chính, phong cách sáng tác, giải thưởng và thành tựu, đánh giá và nhận xét

Giới thiệu tác giả Lê Cảnh Nhạc về tiểu sử, các tác phẩm chính, phong cách sáng tác, giải thưởng và thành tựu, đánh giá và nhận xét

1.Tiểu sử

– Tác giả: Lê Cảnh Nhạc sinh 15/8/1957. Với bút danh là La Giang. Quê quán của ông ở xã Đức Bồng, huyện Vũ Quang, tỉnh Hà Tĩnh

– Sự nghiệp

+ Nguyên Tổng Biên tập Báo Gia đình Xã hội

+ Nguyên Phó Tổng cụ trưởng Tổng cục Dân số

+ Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam (1996)

2.Các tác phẩm chính

– Người học trò thứ 31 (Tập truyện, NXB Kim Đồng, 1990)

– Nỗi oan của Đốm (Tập truyện, NXB KimĐồng, 1992)

– Mầm ác và hướng thiện (Tập ký, NXB Thanh Niên, 1994)

– Lâu đài (Tập truyện, NXB Văn học, 1999)

– Lời ru không bán (Tập truyện, NXB Kim Đồng, 2000)

– Khúc giao mùa (Tập thơ, NXB Hội Nhà Văn, 2005)

– Không bao giờ trăng khuyết (Tập thơ, NXB Hội Nhà Văn, 2010)

3.Phong cách sáng tác

– Thơ Lê Cảnh Nhạc đầy giai điệu âm nhạc, và anh rất có “duyên” với nhạc sỹ.

– Nhà thơ Lê Cảnh Nhạc đã và đang thực sự giàu năng lượng sáng tạo. Thơ như “người tình” thủy chung của tâm hồn anh. Âm nhạc thực sự nâng cánh cho thơ Lê Cảnh Nhạc bay lên, ngân rung, lay động lòng người…

4.Giải thưởng và thành tựu

– Giải Nhì cuộc thi Thơ toàn liên bang của ĐSQ Việt Nam tại Liên Xô; Giải thưởng Văn học cho thiếu nhi Hội Nhà văn Việt Nam, Giải thưởng sáng tác về Quyền trẻ em của Radda Barnen (Thụy Điển), Giải thưởng VHNT và báo chí (5 năm) của Bộ Quốc phòng.

– Đồng tác giả hơn 70 ca khúc, trong đó có 8 ca khúc đạt Huy chương Vàng, 5 ca khúc Huy chương bạc tại Liên hoan ca

– Giải nhì cuộc thi sáng tác văn nghệ toàn lên bang do đại sứ quán Việt Nam tại Liên Xô tổ chức năm 1987.

– Giải thưởng văn học Cuộc thi sáng tác cho thiếu nhi của Hội Nhà văn Việt Nam và Trung ương Đoàn năm 1990 – 1991

– Giải thưởng Cuộc thi sáng tác văn học về Quyền trẻ em của Radda Barnen và Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam năm 1992

– Giải thưởng Báo chí toàn quốc 1994

5.Đánh giá và nhận xét về nhà thơ Lê Cảnh Nhạc

– Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều, Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam từng nói: “Làm thơ mang đến vẻ đẹp cho cuộc sống đã quan trọng nhưng phẩm chất thi sỹ mang đến cho cuộc sống sự tử tế còn quan trọng hơn”. Lê Cảnh Nhạc là nhà thơ có phẩm chất thi sỹ, vốn không nhiều hiện nay.