Nhà thơ Lê Đạt – hình bóng của một nhà thơ tâm huyết muốn tìm con đường mới cho thơ ca văn học. Cùng nhau tìm hiểu về nhà thơ với bài viết Giới thiệu tác giả Lê Đạt (Tiểu sử, sự nghiệp, phong cách sáng tác) nhé!
Tiểu sử
– Lê Đạt tên thật là Đào Công Đạt (10 tháng 9 năm 1929 tại Yên Bái – 21 tháng 4 năm 2008, Hà Nội)
– Quê quán: Á Lữ, Bắc Giang
– Ông Là hội viên sáng lập Hội Nhà văn Việt Nam năm 1957 và tham gia vào phong trào Nhân Văn Giai Phẩm trong những năm 50 rồi vắng bóng 30 năm trên diễn đàn văn học.
Sự nghiệp
– Khi cuộc Cách mạng tháng Tám thành công, ông mới tham gia vào hoạt động cách mạng.
– Trong suốt quá trình hoạt động cách mạng ông đều công tác ở ngành Tuyên huấn, rồi lên Tuyên huấn Trung ương để trực tiếp theo dõi phong trào văn nghệ, văn hóa, giáo dục. Chính vì vậy mà ông đã có cơ hội được tiếp xúc với gần như tất cả giới văn nghệ Cách mạng Việt Nam.
– Năm 1954 hòa bình lập lại, Lê Đạt đã trở về Hà Nội giữ chức biên tập viên, bí thư chi bộ cho báo Văn Nghệ.
– Tham gia học lớp tiếp quản để về tiếp quản khu 300 ngày ở Quảng Ninh.
– Lê Đạt bị lên án “phản động”, chịu trừng phạt vì sáng tác bài thơ “Ông bình vôi” được đăng trên báo Nhân Văn với lí do bị nhiều người cho là ám chỉ Hồ Chí Minh và các lãnh đạo đảng.
– Sau đó Lê Đạt được chuyển sang làm việc ở ban đối ngoại của Hội nhà văn Việt Nam để nhằm không được tiếp xúc với việc làm báo trước khi bị truất quyền đảng viên vào tháng 7 năm 1957.
– Một năm sau đó, sau khi kết thúc dự lớp “đấu tranh tư tưởng” tại Thái Hà Ấp, vào tháng 8 năm 1958, Lê Đạt chính thức bị khai trừ khỏi Hội Nhà Văn và đình chỉ xuất bản trong 3 năm.
– Nhưng thực tế thì hình phạt 3 năm này đã kéo dài đến tận 30 năm,đến năm 1988 ông được phục hồi tư cách hội viên Hội Nhà văn và quyền xuất bản.
Tác phẩm
– Bài thơ trên ghế đá ( in chung với Vĩnh Mai, 1958)
– Trường ca Cửa hàng Lê Đạt (1959)
– 36 bài thơ tình (in chung với Dương Tường, 1990)
– Thơ Lê Đạt, Sao Mai (chung với Sao Mai, 1991)
– Thơ Bóng chữ (1994), 95 bài thơ
– Tập truyện Hèn đại nhân (1994)
– Thơ Trường ca Bác (1997)
– Thơ Ngó lời (1997), 241 bài thơ
– Thơ Từ tình Epphen (1998)
– Truyện cổ tích viết lại (truyện ngắn Lê Đạt – Lê Minh Hà, 2006)
– Tập truyện Mi là người bình thường (2007)
– U75 Từ tình (thơ và đoản ngôn, 2007), 88 bài
– Tiểu luận và đoàn ngôn Đối thoại với đời và thơ (2008)
– Thơ, tiểu luận, đoản ngôn Đường chữ (2009)
Giải thưởng
– Lê Đạt nhận được giải Nhà nước về Văn học nghệ thuật năm 2007.
Phong cách sáng tác
Lê Đạt là một trong những nhà thơ tài hoa của nền văn học thi ca nước nhà. Thơ ông được viết rất kỹ tính, cẩn thận, có chọn lọc, bởi mỗi lần viết ông đều phải nghiêm túc suy nghĩ, đắn đo, cẩn trọng từng chút một, ông dùng cả tâm huyết, tình yêu, dòng cảm xúc của bản thân để gửi vào đó. Ngôn ngữ trong thơ của Lê Đạt giàu hình ảnh, sáng tạo, sinh động, như những nét vẽ đan xen, chồng chéo để phác họa nên một bức tranh tuyệt mỹ. Giai điệu trong ngôn ngữ hướng đến hiện thực, vẻ đẹp đồng thời là tiếng vang của lòng người, tiếng thở dài của người thiếu phụ hồi xuân giữa đêm khuya. Hết thảy Lê Đạt dâng lên cho đời những ý nghĩa cất sâu trong những trang sách, từng câu thơ, và giữa những câu thơ với nhau đã bộc bạch nét gợi cảm, lay động tâm trí người chiêm nghiệm nó. Chính vì sự sáng tạo đặc biệt của mình, từ mối tương quan trong ngôn ngữ, âm thanh, hình ảnh, ý nghĩa đã giúp cho nhà thơ sở hữu một chất riêng rất đỗi đặc biệt, thu hút sự tò mò, muốn tìm hiểu, đào sâu vào trong đó, cái gọi là “bản chất” của con người.