Giới thiệu tác giả Lê Hữu Trác (Tiểu sử, sự nghiệp, phong cách sáng tác)

Hải Thượng Lãn Ông – Danh y đã có công lao to lớn cho sự phát triển của nền y học tại Việt Nam. Cùng tìm hiểu thêm về danh y qua bài viết Giới thiệu tác giả Lê Hữu Trác (Tiểu sử, sự nghiệp, phong cách sáng tác) nhé!

Tiểu sử

– Hải Thượng Lãn Ông tên thật là Lê Hữu Trác (sinh ngày 10 tháng 11 năm 1724 – 18 tháng 3 năm 1791) là một lang y, được coi là ông tổ của ngành y học cổ truyền Việt Nam.

– Vốn có tên là Huân biểu; tự Cận Như; bút hiệu: Quế Hiên, Thảo Am, Lãn Ông; biệt hiệu cậu Chiêu Bảy.

– Quê quán: Thôn Văn Xá, hương Liêu Xá, huyện Đường Hào, phủ Thượng Hồng, trấn Hải Dương (nay là xã Liêu Xá, huyện Yên Mỹ, Hưng Yên).

– Gia đình: Dòng tộc ông vốn có truyền thống khoa bảng, ông nội, bác, chú (Lê Hữu Kiều), anh và em họ đều đỗ Tiến sĩ và làm quan to. Ông là con thứ 7 của tiến sĩ Lê Hữu Mưu và phu nhân Bùi Thị Thưởng.

– Học vấn: Khi Lê Hữu Trác mới 20 tuổi lấy đường khoa cử để tiến thân.

Giới thiệu tác giả Lê Hữu Trác (Tiểu sử, sự nghiệp, phong cách sáng tác)

Sự nghiệp

– Sau khi ông tiến thân làm quan vào quân đội thì ông nhận ra xã hội thối nát, chiến tranh chỉ tàn phá và mang bao đau thương, làm ông chán nản muốn ra khỏi quân đội, nên đã nhiều lần từ chối sự đề bạt.

– Đến năm 1746: nhân khi người anh ở Hương Sơn mất, ông liền viện cớ về nuôi mẹ già, cháu nhỏ thay anh, để xin ra khỏi quân đội, thực sự “bẻ tên cởi giáp” theo đuổi chí hướng mới.

– Sau khi về giải ngũ về quê, Lê Hữu Trác phải gánh công việc vất vả sớm khuya đèn sách không chịu nghỉ ngơi, sau mắc cảm nặng, chạy chữa tới hai năm mà không khỏi.

– Sau nhờ lương y Trần Độc, người Nghệ An là bậc lão nho trở về học thuốc, nhiệt tình chữa khỏi. Ông Trần Độc thấy lạ vì Lê Hữu Trác hiểu được chỗ sâu xa của sách thuốc bèn đem hết những hiểu biết về y học truyền cho ông. Vốn là người thông minh học rộng, ông mau chóng hiểu sâu y lý, tìm thấy sự say mê ở sách y học, nhận ra nghề y không chỉ lợi ích cho mình mà có thể giúp người đời, nên ông quyết chí học thuốc.

– Ở Hương Sơn, ông làm nhà cạnh rừng đặt tên hiệu “Hải Thượng Lãn Ông” tự do nghiên cứu y học, thực hiện chí hướng mà mình yêu thích gắn bó.

– Mùa thu năm Bính Tý (1756): Lê Hữu Trác ra kinh đô mong tìm thầy để học thêm vì ông thấy y lý mênh mông nhưng không gặp được thầy giỏi, ông đành bỏ tiền mua một số phương thuốc gia truyền.

– Ngày 12 tháng 1 năm Cảnh Hưng 43 (1782): ông nhận được lệnh chúa triệu về kinh.

– Ra kinh vào phủ chúa xem mạch và kê đơn cho thế tử Trịnh Cán, ông được Trịnh Sâm khen “hiểu sâu y lý” ban thưởng.

– Ở kinh ông nhiều lần xin về thăm cố hương nhưng đến tháng 9 năm 1782, sau chúa Trịnh mới cho phép ông về. Không lâu sau, ông lại có lệnh triệu về kinh vì Trịnh Sâm ốm nặng. Về kinh ông chữa cho Trịnh Sâm khỏi và cũng miễn cưỡng chữa tiếp cho Trịnh Cán. Trịnh Sâm lại trọng thưởng cho ông.

– Sau khi Trịnh Sâm chết vì bệnh lâu ngày sức yếu, Trịnh Cán lên thay, nhưng Trịnh Cán cũng ốm dai dẳng nên “khí lực khô kiệt”, khó lòng khỏe được, nóng lòng về Hương Sơn, nhân lúc có một lương ý mới được tiến cử thì ông liền lấy cớ người nhà ốm đau rồi trở về quê.

Tác phẩm 

– Tập Thượng kinh ký sự (Năm 1783)

– Tập Vân khí bí điển (Năm 1786)

– Hải Thượng y tông tâm lĩnh gồm 28 tập, 66 quyển chắt lọc tinh hoa của y học cổ truyền

Vinh danh

– Quần thể khu di tích Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác ở huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh: nhà thờ Lê Hữu Trác (xã Quang Diệm); chùa Tượng Sơn (xã Sơn Giang); mộ, tượng đài và khu du lịch sinh thái Hải Thượng (xã Sơn Trung)

– Năm 1990, Quần thể di tích lịch sử văn hoá Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác được Bộ Văn hoá, Thông tin xếp hạng là di tích lịch sử văn hoá cấp Quốc gia.

– Tên ông được đặt cho nhiều đường phố trên khắp Việt Nam như tại: Hà Nội có phố Lãn Ông (từ phố Hàng Đường đến phố Thuốc Bắc); thành phố Uông Bí (từ phố Tuệ Tĩnh đến phố Hữu Nghị), Thành phố Hồ Chí Minh (từ đường Võ Văn Kiệt đến Học Lạc),…

– Ông được ca ngợi bởi tấm lòng nhân ái của mình, hết lòng quan tâm, giúp đỡ các bệnh nhân trong bài tập đọc “Thầy thuốc như mẹ hiền” – SGK lớp 5 tập 1.

– Tháng 6 năm 2011, Thủ tướng Chính phủ đã chính thức cho phép Học viện Quân y Việt Nam có thêm tên mới là Trường Đại học Y – Dược Lê Hữu Trác để sử dụng trong giao dịch dân sự và hợp tác quốc tế về đào tạo, nghiên cứu và điều trị.

– Viện bỏng quốc gia mang tên Lê Hữu Trác cũng thuộc Học viện Quân y.

– Ngày 21/11/2023, đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác được UNESCO vinh danh.

Phong cách sáng tác

– Các tác phẩm của Hải Thượng Lãn Ông theo khuynh hướng sáng tác nghiên cứu y dược, về phương pháp, đường hướng trị liệu,… Những sáng tác ấy cho thấy được trí tuệ, sự uyên thâm trong nghiên cứu, phân tích, giải thích kĩ lưỡng, sáng tạo, độc đáo và đem lại ý nghĩa vô cùng to lớn cho thế hệ sau.