Giới thiệu tác giả Lê Minh Khuê về tiểu sử, sự nghiệp, phong cách sáng tác, giải thưởng, nhận định và đánh giá.
1. Tiểu sử
– Lê Minh Khuê sinh năm 1949
– Quê quán: Tĩnh Gia – Thanh Hóa
– Năm 1965, Lê Minh Khuê tham gia vào lực lượng Thanh niên xung phong chống Mĩ.
– Vào năm 1967, tác giả có những bài báo đầu tiên và năm 1969 bà bắt đầu viết văn.
– Ngoài việc viết văn bà còn từng làm phóng viên cho nhiều báo đài. Nhà văn Lê Minh Khuê sống và làm việc chủ yếu ở Thành phố Hà Nội, nước Việt Nam, bà xếp hạng nổi tiếng thứ 46694 trên thế giới và thứ 27 trong danh sách Nhà văn nổi tiếng.
2. Tác phẩm chính:
– “Cao điểm mùa hạ”, “Màu xanh man trá”, “Tôi đã không quên”. “Bi kịch nhỏ”, “Cuộc chơi”.
3. Phong cách nghệ thuật
– Bà viết truyện ngắn với một ngòi bút giàu nữ tính, miêu tả tinh tế, đặc sắc (đặc biệt là nhân vật nữ).
– Trước 1975: Viết về cuộc sống chiến đấu của thanh niên xung phong, bộ đội trên đường Trường Sơn.
– Sau 1975: Viết về những chuyển biến đời sống xã hội và con người trên tinh thần đổi mới.
=>Lê Minh Khuê sống và làm việc chủ yếu ở Thành phố Hà Nội, nước Việt Nam, bà xếp hạng nổi tiếng thứ 46694 trên thế giới và thứ 27 trong danh sách Nhà văn nổi tiếng. Nhà văn Lê Minh Khuê đã sử dụng giọng văn giản dị và ấm áp để thổi cho cái hồn của tác phẩm được sinh động hơn, sử dụng lối viết này người đọc sẽ thấy được nỗi niềm của một người phụ nữ khi đứng trước chiến tranh, sự day dứt và khắc khoải trước hoàn cảnh của thực tại chứ không hề khô cứng.
4. Giải thưởng và vinh danh
– Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam với tập truyện ngắn “Một chiều xa thành phố” năm 1987
– Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam với tập truyện ngắn “Trong làn gió heo may” năm 2000
– Năm 2008, giải thưởng văn học mang tên văn hào Byeong-ju Lee của Hàn Quốc
– Giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật năm 2012 và Giải Thành tựu trọn đời về Văn học.
5. Nhận định và đánh giá về tác giả Lê Minh Khuê
– Giáo sư Hà Minh Đức trong bài viết “Những tác giả nữ trong nền văn xuôi chống Mỹ” đã nhận xét: “Lê Minh Khuê là một cây bút trẻ xông xáo trong những năm chống Mỹ. Chị đã có ý thức chuyển nhanh sang thời kỳ mới và tỏ ra khá nhạy bén trong cách cảm nhận nghệ thuật của mình”.
– Truyện ngắn Lê Minh Khuê thường là viết đến tận cùng sự thật. Như nhà phê bình văn học Phạm Xuân Nguyên từng nói: “Lê Minh Khuê là một trong những cây bút sung sức, nổi bật của văn học Việt Nam, người đã từng có những tác phẩm không phải khuấy động dư luận, mà đã đặt ra những vấn đề buộc chúng ta phải nhìn vào cuộc sống, nhìn vào quá khứ và hiện tại của đất nước, của dân tộc bằng một con mắt tỉnh táo hơn”.
– “Khuê là một người đàn bà thấu thị, nhìn sự vật, chiến tranh bằng con mắt xuyên thấu. Và ở dưới đó âm ỉ một tấm lòng nồng nhiệt, giống như tro trấu – ở dưới rất nhiều lửa nhưng nó không cất lên một ngọn lửa mà cứ âm ỉ thôi. Và điều đó là thành công nhất của chị Khuê. Và yêu cầu một cách đọc mới.” (Nguyễn Thị Minh Thái)
– “Tác phẩm thời hậu chiến của bà quan tâm đến hậu quả chiến tranh đối với đất nước mình, những vấn đề sau khi thống nhất đất nước, sự nghèo đói và tình trạng xói mòn văn hóa và tinh thần khi đất nước chuyển đổi sang một xã hội tiêu thụ. Những vấn đề này được thể hiện bằng một văn phong đẹp, chua xót và trang nghiêm”. ( Hội đồng giải thưởng Byeong-ju Lee)