Giới thiệu tác giả Lê Minh Quốc (Tiểu sử, sự nghiệp, phong cách sáng tác, nhận định)

Giới thiệu tác giả Lê Minh Quốc về tiểu sử, các tác phẩm chính, quan điểm sáng tác, giải thưởng vinh danh, nhận định và đánh giá, Lê Minh Quốc và những đánh giá của mình

Giới thiệu tác giả Lê Minh Quốc về tiểu sử, các tác phẩm chính, quan điểm sáng tác, giải thưởng vinh danh, nhận định và đánh giá, Lê Minh Quốc và những đánh giá của mình

1.Tiểu sử

– Lê Minh Quốc sinh ngày 1/8/1959 tại Thành phố Đà Nẵng, đi bộ đội trong khoảng 1977-1983 và chiến đấu ở chiến trường Campuchia, học Khoa Ngữ văn Trường đại học Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh từ 1984 đến 1987. Từ năm 1988 đến nay, ông công tác tại báo Phụ Nữ thành phố Hồ Chí Minh. Hiện nay, ông là trưởng ban Văn hoá Văn nghệ báo Phụ Nữ thành phố Hồ Chí Minh.

– Ông là hội viên Hội Nhà báo Việt Nam, Hội Nhà báo thành phố Hồ Chí Minh, Hội Nhà văn Việt Nam (2001) và Hội Nhà văn thành phố Hồ Chí Minh.

– Thời gian dài, từ năm 1988, ông gắn bó với Báo Phụ nữ TP. Hồ Chí Minh cho đến lúc nghỉ hưu.

2.Các tác phẩm chính

– Lê Minh Quốc đã công bố 5 tiểu thuyết lịch sử về các nhân vật như Nguyễn Thái Học, Hoàng Hoa Thám, Nguyễn An Ninh, Tôn Thất Thuyết, Bạch Thái Bưởi; 14 tùy bút văn học; 7 tác phẩm biên khảo; 12 tập thơ. Đấy là chưa tính tùy bút “Từng ngày ba mẹ thở theo con”, NXB Kim Đồng, năm 2022 và tập thơ “Tình thơ một thuở” (in chung), năm 2023, có ý nghĩa đặt biệt.

– Những tác phẩm thơ: Trong cõi chiêm bao (NXB Văn Nghệ TP.HCM, 1989), Ngày mai còn lại một mình tôi (NXB Trẻ, 1990), Thơ tình Lê Minh Quốc (NXB Trẻ, 1995), Tôi vẽ mặt tôi (NXB Văn hóa Thông tin, 1994), Nếu không còn cổ tích (NXB Đồng Nai, 1997),……

– Những bài bút ký: Du lịch của người câm (NXB Trẻ, 2005), Một ngày ở Mỹ (NXB Trẻ, 2008), Gái đẹp trong tôi (NXB Văn hóa Văn nghệ, 2010), Tôi và đàn bà (NXB Hội Nhà văn – 2013),….

– Ngoài ra tác giả Lê Minh Quốc còn có những tiểu thuyết và truyện dài.

3.Quan điểm sáng tác

– Thi sĩ? Đó là kẻ có sứ mạng tìm kiếm, khai thác những giấc mơ đã đến trong cuộc đời của chính mình. Giấc mơ ấy chính là tâm trạng, tâm thế, tâm linh đang phiêu bồng, trôi dạt đâu đó ở phía chân mây cuối trời trong thời đại hắn đang sống. Sau đó, hắn thể hiện bằng những con chữ được sắp xếp ngẫu hứng và ý thức. Trên hành trình đơn độc này, không có ai thành công và cũng chẳng ai thất bại. Bởi lẽ mỗi bài thơ viết ra đã mang dấu ấn của sự thất bại não nề của những giấc mơ không bao giờ đạt đến.

4.Giả thưởng và vinh danh

– Giải Nhất thơ kỷ niệm 10 năm Thành lập Lực lượng Thanh niên Xung phong (1985)

– Giải B thi viết về Tòa án nhân dân tối cao (2016)

– Giải thưởng Hội Nhà văn TP.HCM (thơ).

– Giải viết ký của tạp chí Thế giới mới.

– Giải B Giải thưởng sách Quốc gia năm 2019 với tập thơ Chào thế giới bây giờ con đã đến (2020).

5.Nhận định và đánh giá

– TS. Lưu Khánh Thơ: “Những câu thơ giày vò, hành hạ người thơ này đến khốn khổ”.

6.Lê Minh Quốc và những đánh giá của mình.

– “Đã có lần tôi cũng muốn “rửa tay gác bút”, không còn phải từng ngày nhọc nhằn nữa, nhưng tôi lại nghe trong mình vọng lên lời thì thầm: “Có phải lúc mới vào nghề, bạn đã tâm nguyện còn thở là còn viết, đúng không?”. Đúng quá. “Sao bây giờ lại bỏ viết? Có phải, bạn đã hết thở?”. Ồ, không đâu. Tôi vẫn còn thở. “Tốt quá. Vậy, hãy tiếp tục viết đi”. Với người viết chuyên nghiệp, tiếng nói ấy luôn thường trực trong máu thịt như một “bí kíp” đó thôi” – Lê Minh Quốc.

– “Giống như thông tin từ Google, sách cũng “thượng vàng hạ cám”, người tham khảo phải có bản lĩnh từ tri thức, kinh nghiệm… để chọn lọc lấy, chứ không nhất nhất tin theo…” – nhà thơ Lê Minh Quốc.

– Nhà thơ Lê Minh Quốc: ‘Viết là mạnh dạn trình bày lại những điều đã học’