Giới thiệu tác giả Lò Ngân Sủn (Tiểu sử, sự nghiệp, tác phẩm, phong cách sáng tác, nhận định)

Nhà thơ Lò Ngân Sủn – người con của miền núi, mỗi trang thơ của tác giả sẽ đưa chúng ta đến một vùng đất mới nơi có những ngọn núi sừng sững, hiên ngang, mãnh liệt nhưng lại không kém phần thơ mộng, lãng mạn. Cùng với Trạm văn học tham khảo bài viết về Giới thiệu tác giả Lò Ngân Sủn (Tiểu sử, sự nghiệp, tác phẩm, phong cách sáng tác, nhận định) nhé!

Tiểu sử

– Lò Ngân Sủn (26/4/1945 – 15/12/2013) sinh ra tại Bản Vền, xã Bản Qua, huyện Bát Xát, tỉnh Lao Cai.

– Ông là người dân tộc Giáy

Sự nghiệp

– Xuất thân là một thấy giáo, từ năm 1963 đến năm 1970, nhà thơ dạy học tại quê nhà.

– Từ năm 1971 đến năm 1979, ông chuyển sang làm Quản lý giáo dục huyện Bát Xát, Ông đã trúng cử, tham gia 4 khoá Hội đồng nhân dân, 2 khoá Ủy viên Ủy ban nhân dân huyện Bát Xát, Lao Cai.

– Năm 1988, Hội Văn Nghệ Hoàng Liên Sơn được thành lập, ông giữ chức Phó chủ tịch Hội Văn nghệ tỉnh Hoàng Liên Sơn.

– Năm 1992, Hội Văn Nghệ Lào Cai được thành lập, ông làm Chủ tịch Hội Văn nghệ Lao Cai

–  Ủy viên Ban Chấp hành Hội Văn hoá dân tộc Việt Nam.

– Từng là Ủy viên Ban Chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam khoá V, Ủy viên Ban Chấp hành Uỷ ban toàn quốc Liên hiệp các Hội Văn học & Nghệ thuật Việt Nam.

– Chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam.

Tác phẩm

– Truyện, ký:

+  Chiếc vòng bạc (truyện ký, 1987);

+ Hưu tập thể (tập truyện, 1995)

– Thơ:

+ Chiều biên giới (1989)

+ Những người con của núi (1990)

+ Đám cưới ( 1992)

+ Đường dốc (1993)

+ Dòng sông mây ( 1995)

+ Chợ tình ( 1995)

+ Lều nương (1995)

+ Suối Pí Lè (1996)

+ Thơ Lò Ngân Sủn (1996)

– Biên dịch, song ngữ:

+ Tục ngữ Dáy (sưu tầm biên dịch, 1994)

+ Đầu nguồn cuối nước (song ngữ, 1997)

– Tiểu luận:

+ Hoa văn thổ cẩm (1998)

+ Núi mọc trong mặt gương (1998)

+ Con của núi 3 ( 2001)

– Bước đầu tìm về văn hoá người Dáy (1997)

–  Tôi là một ngọn gió (1998)

–  Hoa văn thổ cẩm 2 (1999)

– Người trên đá (2000)

– Hoa văn thổ cẩm (2000)

– Vấn đề đặt ra với các nhà thơ dân tộc thiểu số (2002)

– Nơi mặt trăng mặt trời gặp nhau (2003)

– Bữa tình yêu (2004)

– Chất trữ tình trong dân ca thiểu số (2005)

– Có hoa mừng hoa, có nụ mừng nụ (2006)

Giải thưởng

– Giải C của Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh 1982 (truyện ký Chiếc vòng bạc)

– Giải B của Bộ Giao thông (thơ Dốc chín quai, Đường về Bát Xát)

– Giải nhì của Bộ Giáo dục 1991 (thơ Cô giáo Mường)

– Giải B Văn học Dân tộc thiểu số của Hội Nhà văn Việt Nam 1992 (tập thơ Những người con của núi)

– Giải A của Uỷ ban toàn quốc Liên hiệp các Hội Văn học & Nghệ thuật Việt Nam 1993 (tập thơ Đám cưới)

– Giải ba của báo Người Hà Nội 1994 (bài thơ Ở đây)

– Giải B của báo Thiếu nhi dân tộc 1995 (bài thơ Trời, Cái bật lửa)

– Giải B của Uỷ ban toàn quốc Liên hiệp các Hội Văn học & Nghệ thuật Việt Nam 1995 (tập thơ Dòng sông mây)

– Giải thưởng của Hội Nhà văn 1997 (Lều nương). Giải Phan xi păng

– Giải thưởng Nhà nước về Văn học & Nghệ thuật đượt 4 năm 2017

Phong cách sáng tác

Với sự hiểu biết về các phong tục, tập quán truyền thống của người dân tộc, nhà thơ Lò Ngân Sủn đã mang đến những hình ảnh phác họa lên khung cảnh thiên nhiên, rừng núi, cảnh vật hòa chung với không khí của đời sống văn hóa miền núi.

Ngôn ngữ giản dị, mộc mạc, sáng tạo giàu sức gợi hình, gợi cảm đầy quen thuộc với tiếng nói dân tộc. Đưa rừng núi trở nên hùng vĩ, hoang sơ, hiên ngang mọc sừng sững giữa một vùng đất bao la nhưng vẫn toát lên vẻ đẹp thơ mộng, lãng mạn đầy ý vị. Đưa những người dân tộc miền núi xuất hiện với dáng vẻ phi thường, mạnh mẽ, cứng cỏi với bản lĩnh, khát vọng sống đầy mãnh liệt, hòa mình vào rừng núi bạt ngàn cỏ cây.

Với tâm hồn phóng khoáng pha với chút hoang dại đã làm nên chất thơ của Lò Ngân Sủn, khi ông muốn đem nhưng cái chất khác biệt, làm nên bức tranh sinh động của riêng mình thể hiện sự trân trọng những truyền thống làm nên bản sắc văn hóa, ca ngợi người dân lao động miền núi, bộc lộ tình cảm, suy nghĩ và truyền tải mọi xúc cảm tinh tế, lắng đọng. Làm nên một giọng thơ bay bổng, tự do, tâm tình, cuốn hút người đến ngân nga, thấu hiểu những điều đó.

Nhận định, đánh giá

Bài viết “Thơ với tuổi thơ” Vũ Quần Phương khẳng định: Thơ Lò Ngân Sủn trước sau luôn giữ được bản sắc của thơ miền núi, trong cả nội dung đến hình thức biểu hiện. Cảnh, tỉnh, nguyện vọng, cách bình giả cuộc đời… đều là việc thời sự của đồng bào các dân tộc trên vùng cao phía bắc Đất Nước

Trong bài “Khi kẽ tay người nở hoa” Trần Mạnh Hảo: Ông (Lò Ngân Sủn) còn là nhà thơ của tự nhiên, của núi đồi, của tiếng kèn pí là dân tộc Giáy, của những cuộc vui bất tận quanh cháo thắng cổ phiên chợ người Hmông với xòe ở và bát rượu ngô say khướt

Họa sĩ Đỗ Đức: Cái tình không bờ bến của Lò Ngân Sủn dẫn dắt thơ anh đến mọi nẻo đường. Cái tình nhuốm màu hoang dã kết hợp với lối viết chắt lọc như ca dao, tục ngữ, rất nặng về tiết tấu như nhịp của móng ngựa gỗ trên

Nhà thơ Mai Liêu: Thơ Lò Ngân Sủn chứa đựng yếu tố phồn thực, thơ nói tình yêu nam nữ Đó thái độ vui sống chân thành, si mê, hồn nhiên, táo bạo, bất ngờ, hoang dã đầy ám ảnh… Đó sống, thơ riêng Lò Ngân Sủn Đó loại “hương rừng quấn quýt của đời thơ Lò Ngân Sủn”

Lê Thiếu Nhơn: Ngoài giọng điệu đặc thủ nhà thơ dân tộc thiểu số, Lò Ngân Sủn có khả biến hóa quan sát ngả sang màu chiêm nghiệm Những chiêm nghiệm rời rạc đưa vào thơ thường đơn điệu nhiều lời Khi ông dung phương pháp quy nạp chiêm nghiệm có thơ đóng dấu chất lượng “thương hiệu” Lò Ngân Sủn