Giới thiệu tác giả Lưu Trọng Lư (Tiểu sử, sự nghiệp, phong cách sáng tác, nhận định)

Bình chọn

Lưu Trọng Lư – Cây bút tiên phong của phong trào Thơ mới. Ông đã để lại cho đời những sáng tác quý báu, siêu lòng biết bao tâm hồn yêu thơ ca. Cùng tìm hiểu về nhà thơ, người nghệ sĩ tài hoa Lưu Trọng Lư nhé!

Tiểu sử

– Lưu Trọng Lư sinh ngày 19 tháng 6 năm 1911 – mất ngày 10 tháng 8 năm 1991, tại Hà Nội, thọ 80 tuổi.

– Quê quán: làng Cao Lao Hạ, xã Hạ Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình.

– Lưu Trọng Lư sinh ra trong một gia đình nho giáo làm quan.

– Học vấn: ông học trường tỉnh, rồi học ở Quốc học Huế đến năm thứ 3 và Hà Nội.

Giới thiệu tác giả Lưu Trọng Lư (Tiểu sử, sự nghiệp, phong cách sáng tác, nhận định)

Sự nghiệp

– Lưu Trọng Lư bỏ học đi dạy tư, viết văn, viết báo để kiếm sống.

– Năm 1932: Là một trong những nhà thơ khởi xướng và tích cực cổ vũ cho phong trào Thơ mới.

– Năm 1933 – 1934: Lưu Trọng Lư chủ trương mở Ngân Sơn tùng thư tại Huế.

– Sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, ông tham gia vào Văn hóa cứu quốc ở Huế. Trong những năm tháng kháng chiến chống Pháp, Lưu Trọng Lư đã tích cực hoạt động tuyên truyền, văn nghệ ở Bình Trị Thiên và Liên khu IV.

– Sau năm 1954, công tác ở Bộ Văn hóa và giữ chức vụ Tổng Thư ký Hội nghệ sĩ sân khấu Việt Nam.

– Năm 1957: Trở thành hội viên Hội Nhà văn Việt Nam.

Tác phẩm

– Thơ: 

+ Tiếng thu (1939), 52 bài

+Tỏa sáng đôi bờ (1959)

+ Người con gái sông Gianh (1966)

+ Từ đất này (1971)

+ Chị em (1973)

+ Bâng khuâng (1988)

+ Bao la sầu (1989)

+ Cung đàn mùa xuân (nhạc Cao Việt Bách)

+ Nắng mới (in trong tập thơ “Tiếng thu” năm 1939)

– Sân khấu: 

+ Nữ diễn viên miền Nam (cải lương)

+ Cây thanh trà (cải lương)

+ Xuân Vỹ Dạ (kịch nói)

+ Anh Trỗi (kịch nói)

+ Hồng Gấm, tuổi hai mươi tới rồi (kịch thơ,1973)

– Văn xuôi: 

+ Người sơn nhân (tập truyện ngắn, 1933)

+ Những nét đan thanh (truyện ngắn, 1934)

+ Huyền Không động (truyện ngắn, 1935)

+ Cô Nguyệt (truyện ngắn, 1937)

+ Con đười ươi (truyện ngắn, 1938)

+ Huế – một buổi chiều (truyện ngắn, 1938)

+ Một người đau khổ (truyện ngắn, 1939)

+ Chạy loạn (truyện ngắn, 1939)

+ Cô gái tân thời (truyện ngắn, 1939)

+ Một tháng với ma (truyện ngắn, 1940)

+ Chiếc cáng xanh (truyện dài, 1941)

+ Khói lam chiều (truyện dài, 194l)

+ Cô Nhung (truyện ngắn, 1941)

+ Mẹ con (truyện ngắn, 1942)

+ Em là gái trong khung cửa (truyện ngắn, 1942)

+ Dòng họ (truyện ngắn, 1943)

+ Hổ với Mọi (truyện ngắn, 1944)

+ Chiến khu Thừa Thiên (truyện vừa, 1952)

+ Truyện cô Nhụy (truyện vừa, 1962)

+ Mùa thu lớn (tuỳ bút, hồi ký, 1978)

+ Nửa đêm sực tỉnh (hồi ký, 1989)

Giải thưởng, vinh danh

– Lưu Trọng Lư  đã được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuật năm 2000

Phong cách sáng tác

Lưu Trọng Lư là cây bút tài hoa, muôn màu của nền văn học Việt Nam. Nhà thơ cất chứa một tâm hồn lãng mạn, trữ tình, trong giai đoạn cách mạng, bức tranh của người nghệ sĩ tái hiện khung cảnh hiện thực phản chiếu từ chiều sâu nội tâm con người. Ông biết cách nắm bắt, diễn tả những khung bậc cảm xúc thông qua giai điệu hình ảnh, trong thơ của ông thường xuất hiện hình bóng của người phụ nữ, người mẹ tần tảo, giản dị, hay cô phụ chịu sự cô độc, nhớ thương chờ đợi người chồng nơi xa xôi, cách trở. Xuất phát từ hiện thực đời sống, Lưu Trọng Lư cóp nhặt, sáng tạo nên chất liệu riêng của bản thân mình, từ âm điệu tinh tế, nhịp nhàng, dịu dàng, trầm bổng, hòa vào ngôn từ độc đáo, sinh động, phong phú. Không gian trong áng văn của nhà thơ đều là không gian nghệ thuật thân quen, dòng sông, vườn, con đường,… và hơn hết mọi bức tranh tràn đầy màu sắc ấy đều chịu sự tác động của tâm trạng người thi sĩ. Chính vì sở hữu một tâm hồn đa sầu da cảm, tình yêu đất nước, quê hương, con người đã trỗi dậy trong những vần thơ của người nghệ sĩ tài hoa,

Nhận định, đánh giá

Nhà phê bình Hoài Thanh: “Tôi biết có kẻ trách Lư cẩu thả, lười biếng, không biết chọn chữ, không chịu khó gọt giũa câu thơ. Nhưng Lư có làm thơ đâu Lư chỉ để lòng mình tràn lan trên mặt giấy.”