Viết về cội nguồn của dân tộc, về mảnh đất nơi mình sinh ra và lớn lên, nhà thơ Lý Hữu Lương đã gói gọn những vần thơ, dòng chữ vào trong từng trang sách thể hiện tình yêu quê hương, con người dân tộc Dao của mình, mở ra một thế giới mới tràn ngập sắc màu cho những người chưa từng biết tới đời sống, phong tục văn hóa của người dân tộc Dao. Cùng đồng hành với Tramvanhoc tìm hiểu về nhà thơ trong bài viết Giới thiệu tác giả Lý Hữu Lương (Tiểu sử, sự nghiệp, phong cách sáng tác, nhận định) nhé!
Tiểu sử
– Nhà thơ Lý Hữu Lương sinh năm 1988.
– Quê quán: Bản Khe Rộng – bản của người Dao quần chẹt trên núi Bàn Mai, xã Kiên Thành, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái.
– Học vấn: Anh từng là học viên Trường Sĩ quan Chính trị (Bắc Ninh), là lính vùng biên thuộc Quân khu 2.
Sự nghiệp
– Nhà thơ bắt đầu với sự nghiệp thơ ca khi còn đang là học viên của Trường Sĩ quan Chính trị (Bắc Ninh) và bài thơ đầu tay của tác giả được đăng tải trên tạp chí Văn nghệ Quân đội.
– Lý Hữu Lương hiện tại đang công tác tại Tạp chí Văn nghệ Quân đội. Là Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, Hội viên Hội văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam
Tác phẩm
– Xuất bản một số tác phẩm tập thơ như:
+ Người đàn bà cõng trăng trên đỉnh Cô San (2013)
+ Trường ca “Bình nguyên đỏ” (2016)
+ Tập bút ký “Mùa biển lặng” (2020).
– Yao là tập thơ được anh xuất bản năm 2021, sau gần 10 năm ấp ủ.
Giải thưởng
– Giải thưởng Văn học, nghệ thuật, báo chí 5 năm (2014-2019) của Bộ Quốc phòng.
– Với tập thơ Yao, nhà thơ nhận được giải thưởng Tác giả trẻ lần thứ nhất (năm 2021) của Hội Nhà văn Việt Nam.
Phong cách sáng tác
Là một người con sinh ra và lớn trên mảnh đất của những người Dao, nhà thơ Lý Hữu Lương luôn ưu tiên lựa chọn đề tài viết về cội nguồn của dân tộc mình. Nhà thơ viết về ngôi làng, nơi mình sinh ra với những điểm nhìn thú vị và góc độ khai thác nhau nhằm đem tới những hình ảnh, chân dung rõ nét, đầy đủ, mới mẻ những không kém phần sâu lắng và với đó chính là lời thơ nhẹ nhàng, giản dị, gần gũi. Chính vì viết về quê hương mình, nhà thơ luôn dùng thái độ hết mực trân trọng, nâng niu, kiêu hãnh về bản sắc dân tộc và qua trang sách của mình, mục đích hướng tới của nhà thơ không chỉ tái hiện nơi mình sinh ra mà còn là truyền tải giá trị, tinh hoa văn hóa dân tộc đến những bạn đọc – nhất là người đồng bào dân tộc Dao để giúp cho đồng bào có những bước tiến mới, gần hơn với thời đại.
Nhận định
– Lý Hữu Lương nói: “Dân tộc Dao là căn cước của tôi, tôi viết về dân tộc tôi là tiên quyết. Sự xác quyết ấy hình thành từ khi tôi biết giá trị của kho tàng tri thức và văn hóa, biết thương cảm trước nhọc nhằn, khổ đau, mất mát của đồng tộc mình và tôi có trách nhiệm của một sứ giả đưa những giá trị ấy đến trung tâm, phát dương nó”.