Giới thiệu tác giả Mạc Đĩnh Chi (Tiểu sử, sự nghiệp, phong cách sáng tác)

Bình chọn

Mạc Đĩnh Chi là một trong những viên quan, nhà thơ nổi tiếng tài giỏi của lịch sử Việt Nam. Các tác phẩm của ông hiện nay không còn nhiều nhưng đã để lại ấn tượng hết sức sâu đậm trong lòng những người yêu thích thơ ca. Cùng tìm hiểu về nhà thơ qua bài viết Giới thiệu tác giả Mạc Đĩnh Chi (Tiểu sử, sự nghiệp, phong cách sáng tác) nhé!

Tiểu sử

– Mạc Đĩnh Chi (1272 – 1346), tên tự là Tiết Phu (節夫), hiệu là Tích Am (僻庵), ông là một quan đại thần và nhà ngoại giao nổi tiếng triều Trần trong lịch sử Việt Nam.

– Thụy hiệu: Kiến Thủy Khâm Minh Văn Hoàng Đế (建始欽明文皇帝)

– Quê quán:

+ Theo Đại Việt sử ký toàn thư, Mạc Đĩnh Chi quê ở xứ làng Bàng Hà và Ba Điểm.

+Theo Lịch triều hiến chương loại chí, Mạc Đĩnh Chi là người làng Lũng Động, huyện Chí Linh, Hải Đông (tỉnh Hải Dương hiện nay).

– Gia đình: Tổ tiên của Mạc Đĩnh Chi là Mạc Hiển Tích đỗ khoa Thái học sinh năm Bính Dần đời vua Lý Nhân Tông, sinh ra Mạc Hiển Đức, Hiển Đức sinh Hiển Tuấn, Hiển Tuấn sinh Đĩnh Kỳ. Mạc Đĩnh Kỳ sinh Mạc Đĩnh Chi

+ Đĩnh Chi sinh ra Cao, Cao sinh ra Thuý, Thuý sinh ra Tung, dời sang ở xã Lan Khê, huyện Thanh Hà rồi sinh ra Bình, Bình lại dời sang xã Cổ Trai, huyện Nghi Dương rồi trú tại đó. Bình sinh ra Hịch, Hịch lấy con gái trưởng của Đặng Xuân người cùng xã, sinh được ba con trai, con trưởng là Đăng Dung, con thứ là Đốc Tín, con út là Quyết. Đăng Dung có sức khoẻ, vì đỗ võ cử, được sung vào quân túc vệ, đến đây phong cho chức này.

+Năm 1406, nhà Minh xâm lược nước Đại Ngu, Mạc Địch, Mạc Thúy, Mạc Viễn và Nguyễn Huân mạo nhận là họ Mạc đều là những kẻ bất đắc chí, đón hàng quân Minh, người Minh đều trao cho quan chức. Sau Mạc Thúy làm đến Tham chính; Mạc Địch làm đến Chỉ huy sứ; Mạc Viễn làm đến Diêm vận sứ; Huân làm đến Bố chính; (Thúy, Địch, Viễn là cháu Mạc Đĩnh Chi).

+ Trong thời gian đi sứ Trung Hoa, sứ bộ nước Việt giao lưu rất thân thiết với sứ bộ nước Cao Ly (Một vương quốc có chủ quyền ở bán đảo Triều Tiên), mến mộ tài năng của Mạc Đĩnh Chi, ị sứ thần Cao Ly đã mời ông sang chơi và gả cháu gái cho ông. Người thiếp này sinh được 1 nữ, và lần ông đi sứ thứ hai thì sinh 1 nam, từ đó lập ra một dòng họ ở bên đó. Một hậu duệ của ông đã tìm đến Việt Nam, bút đàm hán tự với ông Lê Khắc Hòe

– Học vấn: Năm 1304, đời vua Trần Anh Tông niên hiệu Hưng Long thứ 12, ông thi đỗ trạng nguyên.

Giới thiệu tác giả Mạc Đĩnh Chi (Tiểu sử, sự nghiệp, phong cách sáng tác)

Sự nghiệp

– Khi mới đỗ nhà vua chê ông xấu, Mạc Đĩnh Chi bèn làm bài phú Ngọc tỉnh liên (Sen trong giếng ngọc) để tự ví mình với sen. Vua Trần Anh Tông xem rồi khen hay, thăng làm Thái học sinh dũng thủ, sung chức Nội thư gia

– Thời vua Trần Minh Tông, Mạc Đĩnh Chi càng được tin dùng hậu đãi. Ông là người liêm khiết, vua biết muốn thử ông, sai người đem 10 vạn quan tiền để trước cửa nhà ông. Sng hôm sau Đĩnh Chi đem túi tiền lên triều, tâu nhà vua, Vua nói: “Không ai nhận tiền ấy, thì cho khanh lấy mà chi dùng”. Ông đã từ chối và không nhận vì cho rằng người mất sẽ lo lắng , lúc này vua cho biết rằng chỉ thử lòng và trao cho Mạc Đĩnh Chi phần thường vì lòng chính trực

– Thời vua Trần Hiến Tông ông làm chức Nhập nội hành khiển, Lang trung hữu ty, chuyển sang làm Lang trung tả ty trải đến chức Tả bộc xạ ở hàng quan to.

– Năm 1308: đời vua Trần Anh Tông, Mạc Đĩnh Chi đi sứ nhà Nguyên, mừng vua Nguyên Vũ Tông mới lên ngôi. Đó là lúc mới 20 năm sau chiến tranh chống quân Nguyên thứ 3 (1287-1288), sứ bộ bị nắn gân cốt rất mạnh, nhiều lần bị thử tài nhưng đều ứng đối trôi chảy, tỏ ra rất nhanh trí.

– Tuy nhiên trong hoạt động bang giao ông đã tỏ rõ khí phách và tài năng của mình. Hoạt động và tài năng văn chương của ông đã để lại nhiều giai thoại nổi tiếng.

– Sau đó năm Nhâm Tuất (1322) ông đi sứ lần 2, nhưng chưa tìm được nguồn tin.

Tác phẩm

– Tác phẩm hiện nay còn tồn tại của ông rất ít, trong đó có:

+ Giáo tử phú

+ Hỉ tình thi

+ Ngọc tỉnh liên phú

+ Phiến minh

+ Quá Bành Trạch phỏng Đào Tiềm cựu cư

+ Tảo hành

+ Vãn cảnh

Vinh danh

– Tại chùa Dâu, Bắc Ninh có Tượng thờ Trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi .

Phong cách sáng tác

– Mạc Đĩnh Chi thể hiện cái tài đã khắc ghi vào trong trái tim người yêu thích thơ ca bằng nhiều bài thơ hay, sâu sắc trong đó không thể thiếu tuyệt tác “Ngọc tỉnh liên phú”.

– Ông dùng thơ để tỏ rõ chí hương và đồng thời cũng là để bộc bạch những phẩm chất, cốt cáh của chính bản thân. Cách dùng từ ngữ ẩn dụ đặc biệt, tinh tế, kết hợp các biện pháp nghệ thuật giúp cho ngòi bút của Mạc Đĩnh Chi trở nên thu hút, hấp dẫn người nghe, đọc, chỉ khi đặt tâm mình vào dòng điệu trong thơ của thi sĩ thì thì mới có thể thấu hiểu được hết những hình ảnh mà Mạc Đĩnh Chi muốn nhắc đến, truyền tải.