Giới thiệu tác giả Mác-tin Lu-thơ Kinh (Tiểu sử, sự nghiệp, phong cách sáng tác)

Mác-tin Lu-thơ Kinh (Martin Luther King) là một mục sư, nhà hoạt động nhân quyền người Mỹ gốc Phi nổi tiếng, những bài thuyết trình của ông đem lại đóng góp to lớn cho xã hội, cộng đồng người da Đen. Cùng nhau tìm hiểu về ông qua bài viết Giới thiệu tác giả Mác-tin Lu-thơ Kinh (Tiểu sử, sự nghiệp, phong cách sáng tác) nhé!

Tiểu sử

– Mác-tin Lu-thơ Kinh (Martin Luther King) sinh ngày 15 tháng 1 năm 1929  tại Alanta, Georgia, Mỹ – mất ngày 4 tháng 4 năm 1968.

– Học vấn:

+ Ông nhảy lớp ở bậc trung học (từ lớp 9 lên lớp 12)

+ 15 tuổi Mác-tin Lu-thơ Kinh đã vào Đại học Morehouse (dành riêng cho người da đen).

+ Năm 1948, King tốt nghiệp với văn bằng cử nhân chuyên ngành xã hội học.

+ Sau ông đến Chester, Pennsylvania để học tại Chủng viện Thần học Crozer và năm 1951 tốt nghiệp với học vị Cử nhân Thần học (Bachelor of Divinity).

+ Tháng 9 năm 1951, King bắt đầu nghiên cứu môn thần học hệ thống tại Đại học Boston, và ngày 5 tháng 6 năm 1955 nhận học vị Tiến sĩ.

– Gia đình:

+ Cha ông là mục sư Martin Luther King, Sr.

+ Mẹ là  Alberta Williams King

+ chị gái ông là Willie Christine (sinh năm 1927)

+ Em trai Alfred Daniel (1930 – 1969).

+ Vợ ông tên là Coretta Scott, họ có với nhau bốn người con: Yolanda Denise King (1955 – 2007), diễn viên, nhà hoạt động dân quyền; Martin Luther King III (sinh năm 1957) người ủng hộ nhân quyền và là nhà hoạt động cộng đồng; Dexter Scott (1961) diễn viên, nhà sản xuất phim tài liệu; Bernice Albertine: (1963) mục sư Baptist, hoạt động tích cực nhằm cải tổ Hội nghị Lãnh đạo miền Nam cùng với Martin King III.

Giới thiệu tác giả Mác-tin Lu-thơ Kinh (Tiểu sử, sự nghiệp, phong cách sáng tác)

Sự nghiệp

– Năm 1954, khi ở tuổi 25, Mác-tin Lu-thơ Kinh được mời làm quản nhiệm Nhà thờ Baptist Đại lộ Dexter ở Montgomery, Alabama.

– King tích cực tham gia hoạt động cho kế hoạch thành lập Hội nghị Lãnh đạo Cơ Đốc miền Nam (SCLC) năm 1957. Thành viên của SCLC phần lớn đến từ những cộng đồng da đen

– Ông đã có những bài diễn thuyết hay nổi tiếng.

Tác phẩm

– Stride toward freedom; the Montgomery story (1958)

– The Measure of a Man (1959)

– Strength to Love (1963)

– Why We Can’t Wait (1964)

– Where do we go from here: Chaos or community? (1967)

– The Trumpet of Conscience (1968)

– A Testament of Hope: The Essential Writings and Speeches of Martin Luther King, Jr. (1986)

– The Autobiography of Martin Luther King, Jr. by Martin Luther King Jr. and Clayborne Carson (1998)

Giải thưởng, vinh danh

– Năm 1964, ông được lựa chọn trao giải Nobel hòa bình vì những đóng góp của mình.

– Năm 1977, Tổng thống Jimmy Carter truy tặng King Huân chương Tự do của Tổng thống.

– Đến năm 1986, ngày Martin Luther King, Jr. được công nhận là quốc lễ.

– Năm 2004, ông được truy tặng Huân chương vàng Quốc hội.

Phong cách sáng tác

Mác-tin Lu-thơ Kinh là một mục sư nổi tiếng của nước Mỹ. Các bài diễn thuyết của ông nhằm đấu tranh giành lại quyền lợi cho người Mỹ gốc Phi trước những sự bất lợi, không công bằng. Văn bản diễn thuyết của ông đều thu hút người nghe, đọc bởi nguyên nhân, thực trạng, hậu quả rõ ràng, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng sắc bén, đúng sự thật. Ông nói bằng giọng văn đanh thép, truyền cảm hứng, thuyết phục, dù cho việc đứng lên đòi quyền lợi sẽ đem tới những nhọc nhằn nguy hiểm thì Mác-tin Lu-thơ Kinh viết quyết định tham gia, thể hiện tình yêu, khát vọng mong cầu hạnh phúc, hòa bình, công bằng. Trong văn bản “Tôi có một giấc mơ” của ông đã thể hiện nội dung về quyền bình đẳng, kêu gọi người da đen đấu tranh giành lợi quyền bình đẳng cho bản thân mình, tác phẩm vạch ra cuộc sống tăm tối của những người da đen và từ đó cho họ thấy rõ những điều cần làm vì một tương lai tươi sáng “những đứa trẻ da đen và những đứa trẻ da trắng cùng nắm tay nhau như anh em một nhà”.