Mu-ra-ka-mi là một trong những tiểu thuyết gia, dịch giả văn học người Nhật Bản được biết đến nhiều nhất hiện nay cả trong lẫn ngoài nước Nhật. Cùng tìm hiểu về nhà văn qua bài viết Giới thiệu tác giả Mu-ra-ka-mi (Tiểu sử, sự nghiệp, phong cách sáng tác).
Tiểu sử
– Mu-ra-ka-mi (Họ tên đầy đủ của ông là Murakami Haruki) ông sinh ngày 12 tháng 1 năm 1949 tại Kyoto.
– Quê quán: Ông lớn lên tại thành phố Nishinomiya và thành phố Ashiya ở tỉnh Hyogo.
– Nghề nghiệp: Nhà văn, nhà dịch giả.
– Gia đình: Ông nội của ông là một nhà sư, ông ngoại của ông là một thương gia ở Osaka. Bố và mẹ ông đều là giáo viên môn Văn học Nhật Bản.
– Mu-ra-ka-mi đã trở thành hiện tượng trong văn học Nhật Bản đương đại với những mĩ danh “nhà văn được yêu thích”, “nhà văn bán chạy nhất”, “nhà văn của giới trẻ”
Sự nghiệp
– Từ nhỏ, Mu-ra-ka-mi đã chịu ảnh hưởng lớn của văn hóa phương Tây, đặc biệt là âm nhạc và văn học. Có lẽ chính vì vậy nên văn chương của ông uyển chuyển và thoáng đạt hơn so với các nhà văn khác ở trong nước.
– Mu-ra-ka-mi học về nghệ thuật sân khấu tại Đại học Waseda, Tokyo. Ở đó, ông đã gặp được Yoko, người sau này là vợ ông.
– Một thời gian ngắn trước khi hoàn thành việc học, Mu-ra-ka-mi mở một tiệm cà phê chơi nhạc jazz có tên “Peter Cat” tại Kokubunji, Tokyo, ông quản lý nó từ năm 1974 đến 1982.
– Mu-ra-ka-mi viết tác phẩm đầu tay của ông khi ông 29 tuổi. Ông nói rằng ông đột ngột nảy ra ý tưởng viết bộ tiểu thuyết đầu tay của mình (Lắng nghe gió hát, 1979) khi đang xem một trận bóng chày.
– Nhiều tiểu thuyết của ông lấy bối cảnh âm nhạc và nhan đề đề cũng nói đến một bản nhạc nào đó, gồm có Dance, Dance, Dance (của ban nhạc The Steve Miller), Rừng Na Uy (của The Beatles), và Phía nam biên giới, phía tây mặt trời (ghép từ nhan đề một bài hát South of the Border và mượn ý lại của một bài hát khác East of the Sun).
– Vào năm 1985 ông viết cuốn Xứ sở diệu kỳ tàn bạo và chốn tận cùng thế giới, một câu chuyện tưởng tượng mơ mộng dựa vào những yếu tố huyền ảo, đưa tác phẩm của ông lên một tầm cao mới.
Tác phẩm
– Con voi biến mất
– Cây liễu mù, cô gái ngủ
– Sau cơn động đất
– Rừng Na Uy (Tên gốc: Noruwei no mori), dịch giả: Trịnh Lữ (Nhã Nam, 2006)
– Biên niên ký chim vặn dây cót (Tên gốc: Nejimaki-dori kuronikuru), dịch giả: Trần Tiễn Cao Đăng (Nhã Nam, 2006)
– Truyện ngắn Murakami Haruki: Nghiên cứu và phê bình, dịch giả: Hoàng Long (Nhà xuất bản Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh, 2006)
– Phía Nam biên giới, Phía Tây mặt trời (Tên gốc: Kokkyō no minami, taiyō no nishi), dịch giả: Cao Việt Dũng (Nhã Nam, 2007)
– Kafka bên bờ biển (Tên gốc: Umibe no Kafuka), dịch giả: Dương Tường (Nhã Nam, 2007)
– Sau nửa đêm (Tên gốc: Afutā dāku) (Nhà xuất bản Công an Nhân dân, 2007)
– Người tình Sputnik (Tên gốc: Supūtoniku no koibito), dịch giả: Ngân Xuyên (Nhã Nam, 2008)
– Ngầm (Tên gốc: Andāguraundo), dịch giả: Trần Đĩnh (Nhã Nam, 2009)
– Xứ sở diệu kỳ tàn bạo và chốn tận cùng thế giới (Tên gốc: Sekai no Owari to Hādoboirudo Wandārando), dịch giả: Lê Quang (Nhã Nam, 2009)
Giải thưởng
– Vào năm 2006, Mu-ra-ka-mi trở thành người thứ sáu giành Giải thưởng Franz Kafka, giải mà trước đó đã trao cho người đạt Giải Nobel Văn học Harold Pinter và Elfriede Jelinek.
– Mu-ra-ka-mi được trao Giải thưởng Kiriyama dành cho Tiểu thuyết năm 2007 với tập truyện ngắn Cây liễu mù, người đàn bà ngủ nhưng theo trang web chính thức của Kiriyama, Mu-ra-ka-mi “đã từ chối nhận giải vì lý do cá nhân”.
– Từ thời điểm nhận giải thưởng Nhà văn mới Gunzo năm 1979 đến nay, hơn một phần tư thế kỷ hoạt động và viết lách, tác phẩm của ông đã được dịch ra khoảng 50 thứ tiếng trên thế giới, đồng thời trong nước ông là người luôn tồn tại ở tiền cảnh sân khấu văn học Nhật Bản.
Phong cách sáng tác
Phong cách sáng tác của ông có sự ảnh hưởng của phương Tây đó chính là lý do ông khác biệt với những nhà văn nước Nhật trong thời điểm lúc bấy giờ. Văn học Nhật thường chú trọng đến vẻ đẹp ngôn từ, do đó có thể khiến cho khả năng diễn đạt bị giới hạn và trở nên cứng nhắc, trong khi phong cách của Mu-ra-ka-mi tương đối thoáng đạt và uyển chuyển. Những tác phẩm sau này của ông cũng đã thành hình: phong cách phương Tây, kiểu hài hước thâm thúy, và nỗi nhớ quê hương sâu sắc. Chính vì phong cách sáng tác của ông trong văn chương đặc biệt như vậy đã tạo nên một nhà văn xuất sắc với tác phẩm của ông đã được dịch ra khoảng 50 thứ tiếng trên thế giới, đồng thời trong nước ông là người luôn tồn tại ở tiền cảnh sân khấu văn học Nhật Bản. Mu-ra-ka-mi đã trở thành hiện tượng trong văn học Nhật Bản đương đại, là người có tầm ảnh hưởng lớn trong và ngoài nước.