Giới thiệu tác giả Ngô Thì Nhậm (Tiểu sử, sự nghiệp, tác phẩm, phong cách sáng tác)

Ngô Thì Nhậm là một vị hiền tài nổi tiếng của đất nước ta. Hãy cùng Trạm Văn Học tìm hiểu những thông tin về ông thông qua bài viết Giới thiệu tác giả Ngô Thì Nhậm (Tiểu sử, sự nghiệp, tác phẩm, phong cách sáng tác) nhé!

Tiểu sử

Giới thiệu tác giả Ngô Thì Nhậm (Tiểu sử, sự nghiệp, tác phẩm, phong cách sáng tác)

– Ngô Thì Nhậm còn gọi với tên gọi khác là Ngô Thời Nhiệm

– Sinh ngày 25 tháng 10 năm 1746 – Mất năm 1803

– Tự là Hy Doãn (希尹), hiệu là Đạt Hiên (達軒)

– Pháp hiệu Hải Lượng Thiền sư

– Ông là một tu sỹ Phật giáo, danh sĩ, nhà văn đời Hậu Lê và Tây Sơn. Không những vậy, ông còn là người có công lớn trong việc giúp triều Tây Sơn đánh lui quân Thanh

– Gia đình: Xuất thân trong một gia đình vọng tộc tại Bắc Hà. Cha ông là Ngô Thì Sĩ – một người tài có tiếng trong nhiều lĩnh vực khác nhau

– Quê quán: làng Tả Thanh Oai (nay thuộc huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội)

Sự nghiệp

– Ngay từ nhỏ ông đã bộc lộ tự chất thông minh, nhanh nhẹn của mình. Tuy tuổi đời còn nhỏ, thế nhưng những tác phẩm mà ông sáng tác được các bậc tiền bối đánh giá cao

– Mười chín tuổi, ông đỗ đầu kì thi Hương

– Năm 1768, ông thi đỗ giải Nguyên, được bổ Hiến sát phó xứ Hải Dương

– Năm 1771, ông tham dự khảo thí ở Quốc tử giám, đỗ ưu hạng đồng thời hoàn thành “Hải đông chí lược”

– Năm 1775, ông thi đỗ thứ năm hàng Tiến sĩ tam giáp, cùng khoa với Phan Huy Ích. Sau khi đỗ đạt, ông được bổ làm quan Hộ khoa cấp sự trung ở bộ Hộ dưới triều Lê – Trịnh.

– Năm 1776, ông được bổ làm Giám sát Ngự sử đài đạo Sơn Nam, sau đó thăng Đốc đồng trấn Kinh Bắc.

– Năm 1778, ông vẫn giữ chức Đốc đồng Kinh Bắc nhưng kiêm thêm chức Đốc đồng Thái Nguyên. Khi đó cha ông làm Đốc đồng Lạng Sơn. Cha con đồng triều, nổi tiếng văn chương trong thiên hạ

– Sau này, khi triều Lê – Trịnh đã suy yếu không thể trụ vững, ông đầu quân, trở thành một vị tướng đắc lực cho vua Quang Trung và giữ nhiều chức vụ quan trọng đối với nhà Tây Sơn

– Năm 1790, vua Quang Trung đã giao cho Ngô Thì Nhậm giữ chức Binh bộ thượng thư

– Ông là người phụ trách thư ta của ta với nhà Thanh, cũng như là người đứng đầu đoàn sứ giả mỗi lần có dịp sang làm việc với nhà Thanh

– Ông cùng với Trần Văn Kỷ là những người đưa ra nhiều quyết định đầy tính ảnh hưởng đối với việc phục hồi và phát triển đất nước sau chiến tranh

– Sau khi vua Quang Trung qua đời, ông quay về nghiên cứu Phật pháp và xuất gia. Sau khi xuất gia, ông đã trở thành đệ tứ tổ của Thiền tông Việt Nam

Tác phẩm

– Nhị thập tứ sử toát yếu

– Tứ gia thuyết phả

– Bang giao hảo thoại (văn)

– Bang giao tập (văn)

– Kim mã hành dư (văn)

– Hàn các anh hoa (văn, thơ)

– Doãn thi văn tập (văn, thơ)

– Yên đài thu vịnh (thơ)

– Hoàng hoa đồ phả (thơ)

– Cúc đường bách vịnh (thơ)

– Hải Dương chí lược

– Hy Doãn thi văn tập

– Xuân Thu quản kiến

– Tam thiên tự giải âm (tức Tự học toản yếu)

– Trúc Lâm Tông Chỉ Nguyên Thanh

Phong cách sáng tác

– Những tác phẩm về chính tri của ông đều rất ấn tượng và được đánh giá cao về chuyên môn. Sự khéo léo, linh hoạt, kết hợp cùng với giọng điệu cương quyết mỗi khi nhắc đến chủ quyền đất nước đã khiến ông trở thành một nhà ngoại giao được đánh giá cao và vô cùng trọng dụng. Đối với thơ ca, màu sắc trầm buồn, nhưng lại không u sầu, đau thương mà thay vào đó là tôn vinh lên những vẻ đẹp của cuộc sống, những giá trị của con người. Ông nghiên cứu rất nhiều phạm trù khác nhau, không giới hạn hiểu biết, suy nghĩ của mình ở bất cứ một lĩnh vực riêng nào. Chính vì lẽ đó, mà những tấu chương, những ý kiến đóng góp cho cuộc sống của nhân dân là vô cùng lớn. Cho tới hiện tại, những tác phẩm của ông vẫn còn nguyên giá trị như ngày nào. Còn đối với những nhà nghiên cứu và các chuyên gia, những tác phẩm của ông chính là một tư liệu vô giá về những công cuộc trị nước, giữ nước, về việc ngoại giao với nước ngoài, cũng như là về vấn đề giữ vững chủ quyền cuẩ Tổ quốc.

Nhận xét, đánh giá

– Vua Quang Trung: “Lần này ta ra, thân hành cầm quân, phương lược tiến đánh đã có tính sẵn. Chẳng qua mươi ngày, có thể đuổi được người Thanh. Nhưng nghĩ chúng là nước gấp mười nước mình, sau khi bị thua một trận, ắt lấy làm thẹn mà lo mưu báo thù. Như thế thì việc binh đao không bao giờ dứt, không phải là phúc cho dân, nỡ nào làm như vậy. Đến lúc ấy, chỉ có người khéo lời lẽ mới dẹp nổi binh đao, không phải là Ngô Thì Nhậm thì không ai làm được. Chờ mười năm nữa, cho ta được yên ổn mà nuôi dưỡng lực lượng, bấy giờ nước giàu quân mạnh, thì ta có sợ gì chúng?”