Giới thiệu tác giả Ngô Thì Sĩ (Tiểu sử, sự nghiệp, phong cách sáng tác, nhận định)

Ngô Thì Sĩ – Không chỉ là một vị quan mà ông còn là một nhà thơ, nhà sử học tài năng, sáng giá. Cùng tìm hiểu thêm về nhà thơ qua bài viết Giới thiệu tác giả Ngô Thì Sĩ (Tiểu sử, sự nghiệp, phong cách sáng tác, nhận định) nhé!

Tiểu sử

– Ngô Thì Sĩ (1726-1780), tự Thế Lộc, hiệu Ngọ Phong, đạo hiệu là Nhị Thanh cư sĩ là một nhà sử học, nhà thơ thuộc tầng lớp nho sĩ trí trức.

– Quê quán: Làng Tả Thanh Oai, trấn Sơn Nam (sau thuộc tỉnh Hà Đông, và nay thuộc huyện Thanh Trì, Hà Nội)

– Gia đình: Ông nội ông là Ngô Trân, hiệu Đan Nhạc, là một người nổi tiếng về sức học uyên bác và tài văn chương, Ngô Thì Sĩ là cha của Ngô Thì Nhậm, Ngô Thì Chí, Ngô Thì Trí, Ngô Thì Hương, cha vợ của Phan Huy Ích. Ông là con trưởng Ngô Thì Ức.

– Học vấn: Từ năm 7 đến 11 tuổi, Ngô Thì Sĩ được ông nội rèn dạy. Sau đó, ông được cho ra Thăng Long theo học các bậc danh nho như Nghiêm Bá Đĩnh, Nhữ Đình Toản. Năm Quý Hợi (1743), Ngô Thì Sĩ thi đỗ Hương tiến (Cử nhân), nhưng bị hỏng khoa thi Hội ngay sau đó.

Giới thiệu tác giả Ngô Thì Sĩ (Tiểu sử, sự nghiệp, phong cách sáng tác, nhận định)

Sự nghiệp

– Năm 1752: Ngô Thì Sĩ đi thi Hội, nhưng lại bị khảo quan Trần Tố đánh hỏng (vì “nhầm”) Chúa Trịnh Doanh rất tiếc, truất chức của Trần Tố và trao cho Ngô Thì Sĩ chức Thiêm tri Công phiên thẩm ứng vụ (trước đó ông giữ một chức nhỏ trong Binh tào).

– Năm 1756: Ông đỗ đầu một kỳ thi tuyển người, Ngô Thì Sĩ trở thành một thành viên trong Văn ban của phủ chúa Trịnh, được giao trách nhiệm soạn thảo giấy tờ, và làm Tùy giảng cho con chúa là Thế tử Trịnh Sâm.

– Năm 1761: Ngô Thì Sĩ được sai làm “bạn tiếp” tiếp sứ nhà Thanh sang sắc phong và điếu tang Lê Ý Tông.

– Năm 1763: Được cử làm Cấp sự trung công khoa.

– Năm 1764: Giữ chức Giám sát ngự sử đạo Sơn Tây.

– Năm 1766: Đỗ Hoàng giáp, ông từng làm Đốc đồng Thái Nguyên (1765).

– Năm 1767: Đỗ Thì Sĩ được thăng Đông các hiệu thư rồi đổi làm Hiến sát sứ Thanh Hoa (tức Thanh Hóa) Hiến sát Thanh Hoá,

– Năm 1769: Ông được trở về triều.

– Năm 1770: Ngô Thì Sĩ giữ chức Tham chính Nghệ An.

– Năm 1771: Ông coi việc chấm thi ở trường thi Nghệ An, bị Nguyễn Văn Chu, người ở Hà Tĩnh kiện vì ăn của đút của học trò, bị án “hoàn dân thụ dịch” (nghĩa là trả về làm dân chịu sai dịch) vào năm 1772

– Năm 1774: Chúa Trịnh Sâm đi tuần phương Nam, biết ông bị oan, mới có ý cất dùng.

– Năm 1775: Chúa cho ông vào kinh giữ chức Hiệu lý Viện Hàn lâm kiêm Hiệu chính quốc sử, sau đó thăng Thiêm đô ngự sử.

– Năm 1777: Ngô Thì Sĩ được bổ làm Đốc trấn Lạng Sơ: giúp dân an cư,…

– Ngày 29 tháng 8 năm Canh Tý (tức 22 tháng 10 năm 1780), ông có việc đi tới Nam Quan. Trên đường về qua động Nhị Thanh, ông vào nghỉ trong động. Khi về đến nhà người mệt nặng và từ trần.

Tác phẩm

– Sử học:

+ Việt sử tiêu án (Những nghi án nêu lên trong sử Việt)

+ Đại Việt sử ký tiền biên

+ Đại Việt sử ký tục biên (soạn chung)

– Văn học:

+ Anh ngôn thi tập (Tập thơ chim vẹt học nói), quyển thượng và quyển hạ

+ Anh ngôn phú tập (Tập phú chim vẹt học nói)

+ Quan lan thi tập (Tập thơ xem sóng)

+ Nhị thanh động tập (Tập thơ làm ở động Nhị Thanh)

+ Khuê ai lục (Ghi nỗi buồn đau về chuyện phòng khuê)

+ Ngọ phong văn tập (Tập văn Ngọ phong), quyển nhất và quyển nhị

+ Hậu hiệu tần thi tập

+ Bảo chương hoằng mô

+ Sách chế khải tập

+ Khoa sớ tập biên

+ Theo Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam, ông còn có Hải Dương chí lược (hay Hải Đông chí lược).

Phong cách sáng tác

– Ngô Thì Sĩ không chỉ là một vị quan tài năng, sáng giá mà còn là một người có dòng máu văn nghệ sĩ. Ngòi bút bình luận sử, văn chương sắc sảo, nhiều ý kiến đóng góp mới mẻ, sáng tạo.

– Trong các trang sách đồ sộ của mình, Ngô Thì Sĩ tập trung phần lớn vào bốn đề tài hết sức quen thuộc: nông thôn, kẻ sĩ, quan chức, tình yêu và hạnh phúc gia đình. Các tác phẩm ấy đều đã cho thấy được sự hiểu biết, lăng kính quan sát tỉ mẩn, cẩn thận và thấu hiểu được những xúc cảm trong tâm hồn, cũng như những suy tư trong chính bản than mình cũng như những người nhân dân.

– Mảng thơ văn, hầu hết được Ngô Thì Sĩ thể hiện thông qua thể thơ Đường luật, song không để nó đi theo lối cũ kĩ, một màu ông còn thể hiện với thể cổ phong, thể phú,…

=> Qua đó chúng ta thấy được Ngô Thĩ Sĩ là một người nghệ sĩ tài hoa, một người đúc sợi dây thơ ca trưc tình đằm thắm, sâu lắng, các trang ghi chép cũng vô cùng sắc sảo, in đậm dấu ấn phong cách nghị luận, lập luận, bố cục chặt chẽ. Cùng một lòng yêu nước, phong cảnh thiên nhiên và thương cảm cho những số phận khổ đau của những người nông dân đó chính là lòng nhân hậu của một vị tướng sáng giá, anh minh.

Nhận định, đánh giá

Tạ Ngọc Liễn: “Qua hàng loạt các bài biểu, bài khải…chứng tỏ ông là nhà chính trị có tầm nhìn xa rộng, có tâm huyết và có nhiều ý tưởng cải cách nền chính sự đương thời với mong muốn làm cho xã hội ổn định, nhân dân được sống, lao động yên vui. Trên lĩnh vực sử học, ông là một sử gia nổi tiếng, vì có tinh thần làm việc cẩn trọng, có ngòi bút sinh động, có nhiều phát hiện mới và có suy nghĩ riêng. Trong Ngô gia văn phái, có nhiều người viết sử tài ba, và ông chính là người mở đầu cho truyền thống ấy của dòng họ Ngô Thì. Về thơ cũng như văn xuôi, dù bàn chuyện chính sự hay bộc lộ tình cảm trữ tình, ngòi bút của ông thường khoáng đạt, đa dạng và hướng vào đời sống thực, ít dùng lối ước lệ, tượng trưng…Riêng ở văn, tính lạc quan, tính hài hước cũng là một phong cách văn chương của Ngô Thì Sĩ. Về quan niệm sáng tác, ông cho rằng văn chương phải thiết thực, hữu dụng, mới mẻ và có cốt cách riêng. Ông đả phá lối thơ chuộng hình thức, phù phiếm…”

Nguyễn Lộc: “Trong những công trình trước tác của Ngô Thì Sĩ, đáng chú ý hơn cả là quyển Việt sử tiêu án. Ông soạn sách này nhằm mục đích sửa chữa lại những sai lầm trong sử cũ. Trong sách, nhiều ý kiến của ông khá xác đáng, thể hiện tinh thần dân tộc sâu sắc, được các nhà sử học đời sau, trong đó có Phan Huy Chú trích dẫn lại. Về sáng tác thơ văn, hầu hết viết bằng thể thơ Đường luật, thỉnh thoảng mới có bài theo thể cổ phong, thể phú…Nội dung phần lớn viết về những phong cảnh ở những nơi ông có dịp đặt chân tới, không có gì thật đặc sắc”

Trần Thị Băng Thanh: “Ngô Thì Sĩ vốn là một người hăng hái làm việc. Ông thấu được rằng quyền lợi kẻ ăn lộc nước gắn bó mật thiết với cuộc sống yên lành của “dân đen”…. Là một chính khách, một quan chức, nhưng bên cạnh đó, ở Ngô Thì Sĩ còn nổi bật lên một tư chất khác, đó là một tâm hồn nghệ sĩ, một con người đa cảm. Ở ông, mọi rung động đều mãnh liệt, sâu sắc. Ông luôn nhìn thấu tâm tư con người và cảm thông cùng họ, từ những bâng khuâng vì một duyên cớ mơ hồ đến những trăn trở, day dứt về số phận, cuộc sống…”