Giới thiệu tác giả Nguyễn Bá Tĩnh (Tiểu sử, sự nghiệp, nhận định)

Thiền sư Tuệ Tĩnh người đã đặt nền móng cho nền y dược cổ truyền dân tộc phát triển, những tác phẩm của ông không chỉ mang lại lợi ích cho y dược mà còn có vị trị quan trọng đối văn học. Cùng tìm hiểu về tiên thánh của ngành thuốc Nam qua bài viết Giới thiệu tác giả Nguyễn Bá Tĩnh (Tiểu sử, sự nghiệp, nhận định) nhé!

Tiểu sử

– Tuệ Tĩnh có tên thật là Nguyễn Bá Tĩnh (1330 – 1400), tự Linh Đàm, hiệu Tráng Tử Vô Dật, Hồng Nghĩa, ông là một lương y sống ở giai đoạn cuối thời Trần.

– Quê quán: hương Xưa, tổng Văn Thai, huyện Cẩm Giàng, phủ Thượng Hồng (nay là thôn Nghĩa Phú, xã Cẩm Vũ, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương).

– Gia đình: Mồ côi cha mẹ từ lúc 6 tuổi, Nguyễn Bá Tĩnh được các nhà sư chùa Hải Triều và chùa Giao Thủy nuôi cho ăn học.

– Học vấn: Năm 22 tuổi, ông đậu Thái học sinh dưới triều vua Trần Dụ Tông.

Giới thiệu tác giả Nguyễn Bá Tĩnh (Tiểu sử, sự nghiệp, nhận định)

Sự nghiệp

– Sau khi đậu Thái học sinh thì ông không ra làm quan mà ở lại chùa đi tu lấy pháp hiệu là Tuệ Tĩnh. Những ngày đi tu cũng là những ngày ông chuyên học thuốc, làm thuốc, chữa bệnh cứu người.

–  Có tài liệu cho biết, trong 30 năm hoạt động ở nông thôn, Tuệ Tĩnh đã xây dựng 24 ngôi chùa, biến các chùa này thành y xá chữa bệnh. Ông tập hợp nhiều y án: 182 chứng bệnh được chữa bằng 3.873 phương thuốc. Ông cũng luôn luôn nhắc nhở mọi người chú ý nguyên nhân gây bệnh, tìm biện pháp phòng bệnh tích cự

– Năm 55 tuổi (1385), với trí tuệ uyên bác trong ngành y thuật của mình, Tuệ Tĩnh bị đưa đi cống cho triều đình nhà Minh. Sang Trung Quốc, ông vẫn làm thuốc, nổi tiếng, được vua Minh phong là Đại y Thiền sư. Ông qua đời tại Giang Nam, Trung Quốc.

Tác phẩm

– Nam dược thần hiệu (gồm 11 quyển nói về dược tính của 580 vị thuốc Nam, 10 khoa và 3.873 phương thuốc điều trị 184 loại bệnh)

– Hồng Nghĩa giác tư y thư (gồm 2 quyển nói về 13 phương thuốc gia giảm và 37 phương trị bệnh thương hà)

– Phú thuốc Nam

– Nhân Thân Phú

– Thập Tam Phương Gia Giảm

– Thương Hàn Tam Thập Thất Chủng

Vinh danh

– Tại Hải Dương, có ngôi Đền Bia dựng lên để thờ Thiền sư Tuệ Tĩnh ở xã Cẩm Văn, Cẩm Vũ, ở chùa Hải Triều làng Yên Trung, nay là chùa Giám, xã Cẩm Sơn, huyện Cầm Giàng.

– Tuệ Tĩnh còn được thờ là Thành hoàng ở xã Yên Lư, huyện Thủy Nguyên, ngoại thành Hải Phòng (có sắc phong là Thượng thượng đẳng phúc thần năm 1572, theo thần phả do Nguyễn Bính, Đông các đại học sĩ ở Viện Cơ mật triều Lê soạn).

Nhận định, đánh giá

Theo GS Vũ Ngọc Khánh : “Thơ văn Nôm đời Trần rất hiếm, nên quả thực tác phẩm của Tuệ Tĩnh không những có vị trí trong lịch sử y học mà cả trong lịch sử văn học nữa”. (Báo Nhân Dân, ngày 5-3-2004)