Giới thiệu tác giả Nguyễn Bình Phương về tiểu sử, sự nghiệp, tác phẩm, phong cách sáng tác, giải thưởng vinh danh, nhận định và bình luận
1.Tiểu sử
– Nguyễn Bình Phương sinh năm 1965, và sinh tại Thái Nguyên từng nhiều năm công tác tại biên giới phía Bắc. Từng biên kịch tại đoàn kịch nói Tổng cục Chính trị, biên tập văn học tại Nhà xuất bản Quân đội Nhân dân. Nguyễn Bình Phương xuất thân lính. Ở cương vị này Nguyễn Bình Phương là bà đỡ cho nhiều nhà văn với mảng văn học chiến tranh.
2. Sự nghiệp
– Hiện công tác tại Tạp chí Văn nghệ Quân đội. Thi đấu trường viết văn Nguyễn Du khóa 4 anh vẫn mang quân phục lính. Ra trường chuyển về đoàn kịch quân đội, và sau đó là Nhà Xuất bản QÐND. Ở cương vị này Nguyễn Bình Phương là bà đỡ cho nhiều nhà văn với mảng văn học chiến tranh.
3. Tác phẩm
– Một số tiểu thuyết của anh gây được tiếng vang như Vào cõi (NXB Thanh niên, 1991), Những đứa trẻ chết già (NXB Văn học, 1994), Người đi vắng (NXB Văn học, 1999), Trí nhớ suy tàn (NXB Thanh niên, 2000), Thoạt kỳ thuỷ (NXB Hội Nhà văn, 2004).
– Những năm 90, “Những đứa trẻ chết già” là một bước tiến vượt bậc của Nguyễn Bình Phương nhưng giới văn chương tiếp nhận dè dặt, cánh phê bình im tiếng. Chỉ khi Phương thành danh với một loạt tiểu thuyết không lẫn vào ai thì họ mới ào ạt tiếp cận với đủ chủng loại lý luận gán vào thậm chí là phong thánh cho tác giả một mình một ngựa một con đường này.
– Sau “Những đứa trẻ chết già”, Phương tiếp tục cho ra đời một loạt tiểu thuyết cùng một phong cách không lẫn vào người khác như “Người đi vắng”, “Thoạt kỳ thủy”, “Ngồi”…và mới nhất là cuốn tiểu thuyết có số phận kỳ lạ, “Mình và họ”. Ðây là cuốn tiểu thuyết được Phương viết xong năm 2010 nhưng bị các nhà xuất bản trong nước từ chối in ấn và nó được xuất bản ở Mỹ dưới cái tên “Xe lên xe xuống”. Mãi đến năm 2014 nó mới được nhà xuất bản Trẻ chấp nhận. Ngay lập tức “Mình và họ” nhận được hoan nghênh hưởng ứng của giới văn chương và độc giả.
4. Phong cách sáng tác
– Nhà thơ đã sáng tạo nhiều hình ảnh thơ lạ và cuốn hút, mở ra một thế giới tưởng tượng đánh thức những cảm xúc đã sẵn tiềm ẩn trong đời sống tâm hồn con người.
– Trong cuộc tìm kiếm thơ ca của mình, Nguyễn Bình Phương luôn tự thức tỉnh về sứ mệnh của nghiệp bút mực, tức là đơn độc đối mặt với trang giấy trắng.
– Mỗi trang giấy trắng giúp nhà thơ trăn trở, vật lộn và lao nhọc kiếm tìm; là sự trống trải, đơn độc trước mênh mông sâu thẳm cõi người. Trang giấy, đó chính là sự ký thác của nhà thơ.
– Thế giới nhân vật và không khí chuyện của Nguyễn Bình Phương thường mang màu sắc hiện thực huyền ảo pha lẫn tâm linh, ma quái, dường như chúng không thực hiện hữu. Không phải ngẫu nhiên, những người điên, hoặc những người không làm chủ được bản thân trở thành một môtip đặc biệt trong sáng tác của anh. Bản năng của sự sinh tồn hơn lúc nào hết, mãnh liệt và tự nhiên.
– Không khí nông thôn trong tiểu thuyết của anh dường như mang dáng dấp của nơi anh sinh trưởng. Đó là những người nông dân, ngôi làng, dòng sông và những huyền thoại mà bất cứ vùng quê nào cũng có. Chúng trở thành chất liệu để Nguyễn Bình Phương thể hiện ý tưởng tác phẩm của mình.
– Con người với tính cách đa dạng, không theo một chiều, mà yêu ghét đúng với bản chất người nông thôn. Sự tha hoá của con người, những dục vọng bùng nổ, những hành động phi lý và phi nhân tính được thể hiện một cách nghệ thuật trong tiểu thuyết của anh. Họ có những hành vi vô thức.
5. Giải thưởng – vinh danh
– Tác phẩm “Mình và họ” đoạt giải thưởng Hội Nhà văn Hà Nội năm 2015 và Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam, 2020.
– Năm 2012, tập thơ “Buổi câu hờ hững” của Nguyễn Bình Phương đã được trao giải thưởng cao nhất ở lĩnh vực thơ.
6. Nhận định, bình luận
– Nhà phê bình văn học, PGS.TS Nguyễn Đăng Điệp – Viện trưởng Viện Văn học hay nói về khả năng tiết chế ngôn ngữ trong tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương. Nhà văn “dửng dưng” kể về thực tại theo kiểu “kể xong rồi đi” – tên gọi một tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương còn nhận diện, lý giải hiện thực là của người đọc. Anh trao quyền đánh giá hiện thực để người đọc đồng sáng tạo.
– Theo nhà phê bình Phạm Xuân Thạch, nếu cần lựa chọn một hiện tượng tiêu biểu nhất của tiểu thuyết VN đương đại, ưu tiên số một chắc chắn sẽ là những sáng tác của Nguyễn Bình Phương. Thế nhưng, phần lớn các tác phẩm của Nguyễn Bình Phương luôn bị coi là khó đọc và kén độc giả.