Nguyễn Bính được mệnh danh là thi sĩ của đồng quê. Ông hướng những áng văn của mình hòa với bản sắc dân tộc, về quê hương, làng xóm, những người dân lao động giản dị, mộc mậc, chân chất. Cùng nhau tham khảo bài viết Giới thiệu tác giả Nguyễn Bính (Tiểu sử, sự nghiệp, phong cách sáng tác, nhận định) để hiểu thêm về nhà thơ nhé!
Tiểu sử
– Nguyễn Bính, tên thật là Nguyễn Trọng Bính, sinh ngày 13 tháng 2 năm 1918, tại xóm Trạm, thôn Thiện Vịnh, xã Đồng Đội (nay là xã Cộng Hòa), huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định
– Cha Nguyễn Bính tên làm nghề thấy giáo tên Nguyễn Đạo Bình, mẹ là Bùi Thị Miện, con gái một trong gia đình khá giả. Ông bà sinh được ba người con trai là con cả Nguyễn Mạnh Phác (Trúc Đường), con hai Nguyễn Ngọc Thụ và Nguyễn Bính là con út. Nhưng không may, Bà Miện bị rắn độc cắn rồi mất năm vào 1918, khi đó bà mới chỉ 24 tuổi. Sau khi bà mất thì ông Đạo Bình phải một mình nuôi ba đứa con thơ.
– Mấy năm sau thì ông Đạo Bình cưới vợ mới là bà Phạm Thị Duyên, có với nhau bốn người con, hai trai và hai gái. Chị ruột của mẹ Nguyễn Bính là bà cả Giần cùng với cậu ruột ông là Bùi Trình Khiêm cha của nhà văn Bùi Hạnh Cẩn đã đón ba anh em về nuôi và cho ăn học.
– Khi còn bé Nguyễn Bính đã học làm thơ và được cậu Khiêm khen hay nên rất được cưng chiều.
– Khi lớn dần, Nguyễn Bính sống với anh cả Trúc Đường đỗ bằng Thành Chung với loại giỏi và được tuyển vào dạy học tại một trường tư thục ở Hà Đông. Ông được dạy về văn học Pháp và gắn bó sâu sắc với anh cả về văn chương lẫn đời sống.
– Ông kết hôn với bà Nguyễn Hồng Châu – một cán bộ Việt Minh, hai người có một người con gái tên là Nguyễn Bính Hồng cầu. Sau đó ông kết hôn với bà Mai Thị Mới và có thêm một người con gái đặt tên là Nguyễn Hương Mai. Ông còn có hai người vợ nữa là Phạm Vân Thanh, con gái Nguyễn Hiền nhưng mất tích khi còn nhỏ và bàTrần Thị Lai cùng con trai Nguyễn Mạnh Hùng.
Sự nghiệp
– 13 tuổi thi hát trống quân đầu xuân ở hội làng.
– Năm 1932,1933 Nguyễn Bính theo người bạn học ở thôn Vân lên Đồng Hỷ, Thái Nguyên dạy học.
– Từ năm 1940 trở đi Nguyễn Bính bắt đầu nổi tiếng với số lượng thơ khá dày, đề tài phong phú, đa dạng và trong đó chủ yếu là thơ tình.
– Nguyễn Bính vào Huế để tìm đề tài sáng tác, người anh cả lúc bấy giờ đang ở Hà Nội và viết truyện dài Nhan Sắc đã sẵn sàng cho Nguyễn Bính chiếc máy ảnh, tất cả số tiền mình có và trở về quê bán dãy thềm đá xanh. Vào Huế Nguyễn Bính gửi cho Trúc Đường rất nhiều bài thơ trước rồi mới đăng lên báo.
– Sau năm 1941,42 Nguyễn Bính trở về Hà Nội rồi lại đi Sài Gòn. Ông chia tay với Trúc Đường lần cuối vào năm 1943, đến 1945 thì tin tức thưa dần, 1946 thì cả hai mất liên lạc. Trong khoảng thời gian này, Nguyễn Bính đã gặp nhà thơ Đông Hồ, Kiên Giang. Cũng trong khoảng thời gian ấy, thủ tướng chính phủ “Nam Kỳ tự trị” Nguyễn Văn Thinh đã treo giải để đưa nhà thơ Nguyễn Bính vào thành nhưng ông không quan tâm, và thể hiện chí khí của một sĩ phu yêu nước qua hai câu thơ.
– Năm 1947, Nguyễn Bính đi theo Việt Minh.
– Năm 1954 theo Hiệp định Genève, Nguyễn Bính cũng như bao cán bộ Việt Minh khác, đều đi tập kết ra Bắc. Ông về công tác tại Nhà xuất bản Văn nghệ, sau đó trở thành chủ bút báo Trăm hoa.
Tác phẩm
– Qua nhà (Yêu đương 1936)
– Những bóng người trên sân ga (Thơ 1937)
– Cô hái mơ (Thơ 2007)
– Tương tư
– Chân quê (Thơ 1940)
– Lỡ bước sang ngang (Thơ 1940), 34 bài
– Tâm hồn tôi (Thơ 1940), 23 bài
– Hương cố nhân (Thơ 1941)
– Hồn trinh nữ (Thơ 1958)
– Một nghìn cửa sổ (Thơ 1941)
– Sao chẳng về đây (Thơ 1941)
– Người con gái ở lầu hoa (Thơ 1942), 24 bài
– Mười hai bến nước (Thơ 1942), 12 bài
– Mây tần (Thơ 1942), 9 bài
– Bóng giai nhân (Kịch Thơ 1942)
– Truyện Tỳ Bà (Truyện Thơ 1942)
– Ông lão mài gươm (Thơ 1947)
– Chiến dịch mùa xuân (Thơ, 1949)
– Đồng Tháp Mười (Thơ 1955)
– Trả ta về (Thơ 1955)
– Gửi người vợ miền Nam (Thơ 1955)
– Trong bóng cờ bay (Truyện Thơ 1957)
– Nước giếng thơi (Thơ 1957)
– Tiếng trống đêm xuân (Truyện Thơ 1958)
– Tình nghĩa đôi ta (Thơ 1960)
– Cô Son (Chèo cổ 1961)
– Đêm sao sáng (Thơ 1962)
– Người lái đò sông Vỹ (Chèo 1964)
Giải thưởng, vinh danh
– Giải nhất cuộc thi hát trống quân đầu xuân ở hội làng.
– Giải khuyến khích của nhóm Tự lực văn đoàn với tập thơ Tâm hồn.
– Giải nhất văn học Nam Xuyên ở Sài Gòn với tác phẩm Cây đàn tỳ bà.
Phong cách sáng tác
Nguyễn Bính là một nhà thơ có tâm hồn thi ca lãng mạn, biết ngắm nhìn, tận hưởng vẻ đẹp của thiên nhiên quê hương đất nước và vẻ đẹp trong nhân cách, tâm hồn của con người. Đồng thời Nguyễn Bính còn là người có lòng vị tha, nhân hậu, thương người, thấu cảm với sự vật, diễn biến xung quanh, thế nên những suy tư, cảm xúc đó hình thành, kết nối với nhau để giúp Nguyễn Bính hoàn thành trọn vẹn thơ tình da diết, lãng mạn của bản thân.
Tình yêu trong thơ ca đều mang hình dáng, sắc thái khác nhau, đối với Nguyễn Bính tình yêu luôn mang đến sự chờ đợi, biệt ly, một xúc cảm buồn thương, khác biệt với tình yêu da diết, mong manh của Hàn Mặc Tử hay nồng cháy, mãnh liệt của Xuân Diệu. Cũng vì những mối tình không trọn vẹn của mình, sự tan vỡ, chia lìa của lứa đổi đã trở thành cảm hứng giúp cho Nguyễn Bính viết lên áng thơ tình đặc biệt, mọi cảm xúc được nhà thơ trải vào từng dòng thơ như giải tỏa tâm trạng của bản thân.
Song trong áng văn của Nguyễn Bính còn chứa đựng tiếng nói, suy tư của nhà thơ đối với những mảnh đời nhỏ bé, bởi sự giản dị, mộc mạc, chuyến hành trình đi tìm cảm hứng, đã giúp cho ông hình thành cái tôi đồng cảm với đời, yêu đất nước, con người và nhất là với vẻ đẹp văn hóa dân tộc. Vần thơ dịu dàng, nhẹ nhàng trữ tình, thể hiện những nét văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc đã giúp cho vần thơ của Nguyễn Bính ghi đậm dấu ấn trong lòng đọc giả với hình ảnh quê hương sống động, yên bình.
Nhận định, đánh giá
– Bà Nguyễn Hồng Châu, người vợ đầu của Nguyễn Bính nói “Tôi hiểu anh Bính, anh ấy rất lãng mạn, lãng tử nhưng rất có lòng nhân, là người tốt, thương người và chịu trách nhiệm về những gì mình đã làm”
– Lê Đình Kỵ: “So với các nhà thơ lãng mạn trước đây, Nguyễn Bính đứng riêng một cõi.”
– Vũ Quần Phương:“Thơ Nguyễn Bính “còn sống mãi, làm việc mãi cho tương lai”,”Người Việt Nam còn yêu thơ Nguyễn Bính mãi, càng văn minh hiện đại lại càng trân trọng”
– Hoài Thanh khẳng định: “khó tìm đâu ra một hồn thơ quê mùa như Nguyễn Bính”, “Thơ của Nguyễn Bính có tính cách Việt Nam, mộc mạc như câu hát đồng quê’