Giới thiệu tác giả Nguyễn Công Hoan (Tiểu sử, sự nghiệp, phong cách sáng tác, nhận định)

Nguyễn Công Hoan – nhà văn hiện thực tài hoa của thời đại nửa phong kiến nửa thực dân. Với tài năng của mình, ông đã vạch trần sự nhơ nhuốc, đen tối của tầng lớp quan lại, những kẻ độc ác, xấu xa. Cùng nhau tìm hiểu về nhà văn qua bài viết Giới thiệu tác giả Nguyễn Công Hoan (Tiểu sử, sự nghiệp, phong cách sáng tác, nhận định) nhé!

Tiểu sử

– Nguyễn Công Hoan (sinh ngày 6 tháng 3 năm 1903 tại Hưng Yên – mất ngày 6 tháng 6 năm 1977 tại Hà Nội).

– Quê quán: làng Xuân Cầu, tổng Xuân Cầu, huyện Văn Giang, phủ Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh (nay thuộc xã Nghĩa Trụ, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên).

– Nguyễn Công Hoan sinh ra trong một gia đình quan lại nho thất thế. Ông nội của Nguyễn Công Hoan là Nguyễn Đức Liên. Ông có ba người em trai, Nguyễn Công Miều (Lê Văn Lương) giữ chức vụ Ủy viên Bộ chính trị, Nguyễn Công Bồng – Phó Tổng Giám đốc Nha Công an và Nguyễn Công Mỹ – Tổng Giám đốc đầu tiên của Nha bình dân học vụ. Con trai Nguyễn Tài Đông, Đại tá nguyên thứ trưởng Bộ Công an, Nguyễn Tài Khoái, Cháu là Nguyễn Trường Đại, hiện là Đại tá Cục phó Cục Thông tin liên lạc (H47), Tổng cục Hậu cần – Kỹ thuật, Bộ Công an.

– Học vấn: Năm 1926 tốt nghiệp cao đẳng sư phạm.

Giới thiệu tác giả Nguyễn Công Hoan (Tiểu sử, sự nghiệp, phong cách sáng tác, nhận định)

Sự nghiệp

– Sau khi tốt nghiệp cao đẳng sư phạm, Nguyễn Công Hoan đã đi dạy học ở nhiều nơi như Hải Dương, Nam Định, Lào Cai,… cho đến khi Cách mạng tháng Tám diễn ra.

– Sau cách mạng tháng Tám, Nguyễn Công Hoan giữ chức vụ Giám đốc kiểm duyệt báo chí Bắc Bộ và giám đốc Sở Tuyên truyền Bắc Bộ.

– Về sau, nhà văn gia nhập vào Vệ quốc quân, làm biên tập viên cho báo Vệ quốc quân và trở thành giám đốc trường Văn hóa quân nhân, chủ nhiệm, biên tập tờ Quân nhân học báo.

– Từ năm 1948: Nhà văn trở thành đảng viên Đảng Lao động Việt Nam.

– Năm 1951: Nguyễn Công Hoan đã làm việc cho Trại tu thư của ngành giáo dục, biên soạn sách giáo khoa và sách Sử Việt Nam hiện đại từ Pháp thuộc đến năm 1950 dùng cho lớp 7 hệ chín năm.

– Từ sau năm 1954: Nhà văn giữ cương vị Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam khóa đầu tiên 1957 – 1958.

– Trở thành ủy viên Ban Thường vụ trong Ban Chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam các khóa sau.

– Ông là Ủy viên Ban chấp hành Hội liên hiệp Văn học nghệ thuật Việt Nam.

– Chủ nhiệm của tuần báo Văn (tiền thân là báo Văn nghệ).

Tác phẩm

– Truyện ngắn:

+ Kiếp hồng nhan (1923)

+ Răng con chó của nhà tư sản (1929; đăng Annam tạp chí số 23 năm 1931 với nhan đề Răng con vật nhà tư bản)

+ Hai thằng khốn nạn (1930)

+ Thật là phúc (1931)

+ Người ngựa, ngựa người (1931)

+ Thế là mợ nó đi tây (1932)

+ Xin chữ cụ nghè (1932)

+ Kép Tư Bền (tập truyện ngắn, 1935)

+ Oẳn tà roằn ( 1937)

+ Vợ (truyện ngắn, 1937)

+ Tinh thần thể dục (1939)

+ Phành phạch (1939)

+ Nông dân và địa chủ (955)

– Truyện dài:

+ Tắt lửa lòng (1933)

+ Tranh tối tranh sáng (1956)

+ Hỗn canh hỗn cư (1961)

+Tắt lửa lòng (1936)

– Tiểu thuyết: 

+ Lá ngọc cành vàng (1934)

+ Cô làm công (1936)

+ Bước đường cùng (1938)

+ Cái thủ lợn (1939)

+ Người cặp rằng hầm xay lúa ở ngục Côn Lôn 1930 (1960)

+ Đống rác cũ (1963)

Hồi ký:  Đời viết văn của tôi (1971)

– Tuyển tập Nguyễn Công Hoan (3 tập, Nhà xuất bản Văn học, 1983-1986)

– Đồng hào có ma

Giải thưởng, vinh danh

– Nguyễn Công Hoan được trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuật năm 1996.

– Tên của nhà văn được đặt cho một phố ở Hà Nội (giữa hai phố Ngọc Khánh và Nguyễn Chí Thanh) tại thành phố Đồng Hới, Quảng Bình cũng có con đường mang tên ông.

– Năm 2009 tên ông đã được đặt cho tên một trường THPT tại xã Mễ Sở, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên.

Phong cách sáng tác

Văn chương của Nhà văn Nguyễn Công Hoan chủ yếu hướng về đề tài phản ánh hiện thực thời đại. Với ngòi bút hiện thực trào phúng người nghệ sĩ đã hình thành nên một bức tranh sinh động mang màu sắc, đường nét tái hiện lại một xã hội nửa thực dân nửa phong kiến đen tối, tràn đầy sự bất công cùng giả dối. Nhà văn dùng tài hoa của bản thân, với nghệ thuật dẫn dắt câu chuyện điêu luyện, bốc cục chặt chẽ, miêu tả sinh động, đặc sắc, giúp người đọc liên tưởng được hình ảnh được khắc họa, cùng những nhân vật mang màu sắc, cá tính, cảm xúc riêng biệt, giải đi khắp các trang sách nhằm vạch trần sự nhơ nhuốc của bọn quan lại đốc ác, tham lam, bỉ ổi, chỉ biết dùng quyền thế của bản thân mình để bóc lột dân chúng – những con người nhỏ bé bất hạnh, phải chịu sự bóc lột tàn bạo, không có được cuộc sống no đầy, hạnh phúc. Và qua đó Nguyễn Công Hoan – một nhà văn giàu xúc cảm cũng truyền cảm xúc của mình vào câu chuyện, thương cảm, xót xa cho những người có số phận bất hạnh, hẩm hiu và đại diện bênh vực, lên án hình vi xấu xa để toàn xã hội thấy được, đồng thời nhà văn còn muốn truyền tải tình đoàn kết, thương người tới những người đọc.

Nhận định, đánh giá

Lê Thị Đức Hạnh: “Nguyễn Công Hoan cũng đã sống ở nông thôn trong nhiều năm, ông chịu khó quan sát nên có nhiều hiểu biết về nông thôn. Ông sáng tác nhiều truyện về đề tài này.”

Trương Chính: “Nguyễn Công Hoan là một anh pha trò và một anh pha trò đậm. Anh pha trò ấy đã hiểu nghề, đã thành thạo lắm.”

Nhà phê bình văn học đầu ngành như Nguyễn Huệ Chi và Phong Lê: “Cái cười của Nguyễn Công Hoan là một phương tiện đả kích… có sức công phá thật mạnh mẽ. Đôi lúc ta còn bất chợt thấy trong cái cười hài hước của ông một chút ngậm ngùi, một tình thương có thể nói là kín đáo.”

Nguyễn Hoành Khung: “Truyện ngắn trào phúng của Nguyễn Công Hoan là hiện tượng chưa có tới hai lần trong văn học Việt Nam”.

Từ điển Bách khoa Việt Nam: “Có thể nói Nguyễn Công Hoan là ngọn cờ đầu của văn học hiện thực phê phán Việt Nam… Nguyễn Công Hoan đến với chủ nghĩa hiện thực bằng văn học trào phúng. Từ những truyện đầu tiên, ông đã tìm đề tài trong những người nghèo khổ, cùng khốn của xã hội.”

Bộ văn hóa, Thể thao và Du lịch Việt Nam: “Nói đến Nguyễn Công Hoan trước hết là nói đến một bậc thầy truyện ngắn trong văn học Việt Nam hiện đại. Thế giới truyện ngắn Nguyễn Công Hoan đa dạng, phong phú như một “bách khoa thư”, một “tấn trò đời” mà đặc trưng là xã hội phong kiến của thực dân ở Việt Nam nửa đầu thế kỷ 20. Truyện ngắn Nguyễn Công Hoan có nhiều nét gần với truyện cười dân gian, tiếp thu được truyền thống lạc quan của nhân dân muốn dùng tiếng cười như một “vũ khí của người mạnh” để tống tiễn cái lạc hậu, cái xấu xa vào dĩ vãng…”.

Phạm Quỳnh: “Truyện viết hay như Tây”.