Giới thiệu tác giả Nguyễn công Trứ về tiểu sử, sự nghiệp, phong cách sáng tác và các tác phẩm tiêu biểu.
1. Tiểu sử, cuộc đời
a. Tiểu sử
– Nguyễn Công Trứ sinh năm 1788, mất năm 1858, thọ 81 tuổi. Ông lấy biệt hiệu là Hy Văn. Ông quê ở làng Uy Viễn, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh.
– Thân sinh là Nguyễn Công Tấn, giữ chức quan nhỏ dưới triều Lê. Khi Tây Sơn ra Bắc, ông chống lại Nguyễn Huệ lên ngôi ông không chịu ra làm quan mà trở về quê hương mở trường dạy học. Gia đình Nguyễn Công Trứ vì vậy cũng sa sút và nghèo đi.
– Nguyễn Công Trứ là người thích lối sống tự do, phóng khoáng. Ông cũng là người có tài, ham học, có chí và rất hăm hở trong việc lập danh.
b. Cuộc đời
– Ông đi thi rất nhiều lần, trượt vẫn không nản, 41 tuổi mới đậu giải nguyên, 42 tuổi mới ra làm quan (chức hành tẩu ở Sứ quán).
– Con đường làm quan của ông dưới triều Nguyễn có nhiều thăng trầm, có lúc làm tướng, làm tôíng đốc Hải An nhưng có lúc phải làm một anh lính ở biên cương. Trong thời gian 28 năm làm quan thì ông bị đến năm lần giáng chức và cách chức.
– Trong cuộc đời làm quan của Nguyễn Công Trứ có hai điểm đáng chú ý:
– Ông là người kiên quyết bảo vệ trật tự xã hội phong kiến vì thế ông có nhiều công trạng đối với nhà Nguyễn trong việc đàn áp các cuộc khởi nghĩa (chủ yếu là của nông dân) chống lại triều đình.
– Ngược lại trong thời gian làm Dinh điền sứ ở Thái Bình và Ninh Bình ông đã chiêu mộ nông dân lưu vong ở các nơi đến để khai khẩn đất hoang ở hai tỉnh này và đã lập nên hai huyện Kim Sơn (Ninh Bình) và Tiền Hải (Thái Bình).
– Hai việc làm này mới nhìn vào có vẻ trái ngược nhau nhưng trong thâm tâm, trong nhận thức bao giờ Nguyễn công Trứ cũng đinh ninh rằng việc làm của ông là trên vì vua, dưới vì dân.
2. Phong cách sáng tác
– Sáng tác của Nguyễn Công Trứ hầu hết bằng chữ Nôm bao gồm thơ, ca trù, phú.
– Thơ văn ông bao hàm nội dung khá phức tạp, kết tinh trạng thái ý thức của một thế hệ nhà nho như Nguyễn Công Trứ. Nhưng tổng quát, thơ ông tập trung vào ba chủ đề chính:
– Chí nam nhi.
– Cái nghèo và thế thái, nhân tình.
– Triết lí hưởng lạc.
3. Tác phẩm tiêu biểu
• khoảng 150 bài gồm thơ, ca trù, phú và một số tác phẩm chữ Hán khác. Trong đó có một số tác phẩm tiêu biểu như:
– Bài Ca Ngất Ngưỡng
– Chí làm trai
– Chí nam nhi
– Vịnh cây thông
– Vịnh cây vông
– Đi thi tự vịnh
– ….
4. Tưởng nhớ
– Đền thờ Nguyễn Công Trứ được xây dựng tại huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình.
– Tên của ông đã được lấy đặt cho nhiều con đường, trường học trên khắp đất nước.
5. Nhận định
– Nhà thơ Tố Hữu đã hướng về Hà Tĩnh vái dài và nói: “Tôi xin bái phục, nghìn lần bái phục cụ Nguyễn Công Trứ. Tôi giờ mới thật hiểu cụ. Thật là một người có một không hai. Tài đến rứa là cùng, khí phách đến rứa là cùng, đức độ làm quan đến rứa là cùng mà chơi nhởi cũng hay đến rứa là cùng…”.
6. Giai thoại về Nguyễn Công Trứ
• Mừng cụ trứ sinh con trai
Một lần, nhân dịp phu nhân sinh con trai, Nguyễn Công Trứ mở tiệc mừng, có mời cả Nguyễn Quý Tân, lúc đó đã đỗ Tiến sĩ, đến dự. Khi rượu đã ngà ngà say, Nghè Tân đi vào thư phòng của chủ nhà, lấy bút đề lên tờ giấy hoa tiên một bài thơ: Mừng ông sinh được cậu con trai, Thực giống con nhà, chẳng giống ai! Mong cho chóng lớn đi ăn cướp,Nhưng viết được ba câu thì ông Nghè ngả lưng, ngủ khì. Nguyễn Công Trứ bước vào, đọc thấy, lay Nghè Tân dậy hỏi:
– Thế nào, ông bảo con trai ta sau này lớn lên đi ăn cướp đấy phỏng? Nghè Tân tỉnh dậy, dụi mắt viết nốt câu cuối: Cướp lấy khôi nguyên kẻo nữa hoài!
• Mừng cụ trứ sinh con trai
Một lần, nhân dịp phu nhân sinh con trai, Nguyễn Công Trứ mở tiệc mừng, có mời cả Nguyễn Quý Tân, lúc đó đã đỗ Tiến sĩ, đến dự. Khi rượu đã ngà ngà say, Nghè Tân đi vào thư phòng của chủ nhà, lấy bút đề lên tờ giấy hoa tiên một bài thơ:
Mừng ông sinh được cậu con trai,
Thực giống con nhà, chẳng giống ai!
Mong cho chóng lớn đi ăn cướp,
Nhưng viết được ba câu thì ông Nghè ngả lưng, ngủ khì. Nguyễn Công Trứ bước vào, đọc thấy, lay Nghè Tân dậy hỏi:
– Thế nào, ông bảo con trai ta sau này lớn lên đi ăn cướp đấy phỏng?
Nghè Tân tỉnh dậy, dụi mắt viết nốt câu cuối:
Cướp lấy khôi nguyên kẻo nữa hoài!