Giới thiệu tác giả Nguyễn Đổng Chi (Tiểu sử, sự nghiệp, phong cách sáng tác, nhận định)

Giới thiệu tác giả Nguyễn Đổng Chi về tiểu sử, sự nghiệp, tác phẩm, phong cách sáng tác, giải thưởng vinh danh, nhận định và bình luận

Giới thiệu tác giả Nguyễn Đổng Chi về tiểu sử, sự nghiệp, tác phẩm, phong cách sáng tác, giải thưởng vinh danh, nhận định và bình luận

1. Tiểu sử

– Nguyễn Đổng Chi (6 tháng 1 năm 1915 – 20 tháng 7 năm 1984) là một nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Việt Nam, nguyên Trưởng ban Hán Nôm, nguyên Quyền Viện trưởng Viện Nghiên cứu Hán Nôm thuộc Ủy ban Khoa học Xã hội Việt Nam (nay là Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam).

– Ông sinh tại Phan Thiết; Ông quê ở xã Ích Hậu, huyện Can Lộc nay là huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh. sinh trưởng trong một gia đình nhà Nho yêu nước.

– Từ năm 1923 đến 1930, ông theo học các trường tiểu học ở Vinh, Hà Tĩnh, Đồng Hới, học trung học tại Vinh và học chữ Hán, chữ Nôm tại nhà.

2. Sự nghiệp

– Năm 1934, ông theo anh trai lên Kon Tum nghiên cứu và cùng viết sách về tộc người Ba Na.

– Năm 1935, ông làm phóng viên cho tờ Thanh – Nghệ – Tĩnh, một tuần báo ở Vinh, cộng tác với nhiều báo chí trong Nam ngoài Bắc, bắt đầu viết truyện với biệt hiệu Nguyễn Trần Ai.

– Từ 1939 ông tham gia phong trào dân chủ phản đế, tham gia lãnh đạo Đoàn thanh niên cứu quốc Can Lộc, tổ chức Đội vũ trang cướp chính quyền Can Lộc thành công ngày 15-8-1945 sớm nhất trong toàn quốc. Cuối năm này ông làm Trợ bút báo Kháng địch, Chủ bút báo Truyền thanh và giữ chức Chủ tịch Hội Văn hóa cứu quốc Nghệ An.

– Năm 1952 bị đau, ông chuyển sang đi dạy học ở Trường trung học Nguyễn Hàng Chi (Hà Tĩnh)

– Từ 1955 đến 1975, ông lần lượt công tác ở Ban nghiên cứu Văn Sử Địa, Viện Sử học, là thành viên Ban Cổ sử và Trưởng phòng Tư liệu Thư viện. Sau 1975, ông từng là Trưởng ban Hán Nôm (tiền thân của Viện Nghiên cứu Hán Nôm, 1978), rồi Quyền Viện trrưởng Viện nghiên cứu Hán Nôm, cho đến 1981 thì xin chuyển sang làm chuyên viên nghiên cứu của Ban Văn hóa dân gian (tiền thân của Viện Nghiên cứu Văn hóa dân gian).

3.Tác phẩm

– Tác phẩm “Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam” của học giả Nguyễn Đổng Chi được đánh giá là công trình nghiên cứu folklore “có tầm kinh điển”, rất quen thuộc với giới nghiên cứu chuyên sâu lẫn bạn đọc phổ thông.

– Trong suốt 50 năm gắn bó với sự nghiệp của mình, Nguyễn Đổng Chi đã để cống hiến cho nền văn học nước nhà rất nhiều tác phẩm có ý nghĩa, tiêu biểu như: Mọi Kontum (Đồng sáng tác Nguyễn Kinh Chi). Việt Nam cổ văn học sử năm 1941. Công trình Đào Duy Từ năm 1943. Lược thảo về thần thoại Việt Nam năm 1956. Sơ thảo lịch sử văn học Việt Nam. Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam. Ca dao Nghệ Tĩnh. Thối tực ký văn (Dịch chung với tác giả Nguyễn Lợi). Túp lều nát năm 1937. Gặp lại người bạn nhỏ.

4.Phong cách sáng tác

– Nguyễn Đổng Chi luôn quan niệm rằng, văn học là một dòng chảy liên tục, sẽ có lúc nhanh, lúc chậm nhưng không bao giờ bị đứt đoạn hay ngắt quãng. Chính vì vậy ông luôn dùng phương pháp nghiên cứu lịch sử bám sát vào các văn bản gốc để từ đó có một cái nhìn đúng đắn và sâu sắc nhất, từ đó đem đến nhiều tác phẩm hay và ý nghĩa cho người đời.

5.Giải thưởng – vinh danh

– Ông được trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt 1 năm 1996.

– Tại nhiều tỉnh, thành như Hà Tĩnh, Hải Dương, Đà Nẵng, Hà Nội, TP.HCM, Kiên Giang có đường phố mang tên Nguyễn Đổng Chi.

– Huân chương Độc lập hạng Nhì.

– Tại tỉnh Hà Tĩnh hiện nay có một ngôi trường cấp 3 được đặt theo tên của ông là trường THPT Nguyễn Đổng Chi.

6.Nhận định, bình luận

– Giáo sư Vũ Ngọc Khánh cho rằng: “Cách kể của Nguyễn Đổng Chi hồn nhiên mà sinh động, có ít nhiều vẻ dân dã và phong cách cổ. Ở những trang mở đầu và kết luận bộ sách, ông đã lưu ý đến những đặc trưng của cổ tích: Tính chất cổ của sự việc, của hình tượng, bản sắc dân tộc của câu chuyện, và trình độ tư tưởng và nghệ thuật cao trong đối sánh với các loại hình tự sự dân gian khác. Khi kể chuyện, anh đã tỏ ra tôn trọng những đặc điểm mà anh nêu ra. Đồng thời, anh vẫn có tư cách của một nhà văn. Cách kể của anh mộc mạc, có vẻ biến hóa, và điều đáng quý hơn cả: rất đáng tin”.

– Tiến sĩ Lê Văn Hảo bày tỏ: “Nguyễn Đổng Chi có cái tư chất của một nhà văn biết ghi lại trung thành niềm hứng khởi, nét ngây thơ và sự cảm động của người kể chuyện và nhà thơ dân gian. Một số truyện dưới ngòi bút của ông, đã trở thành những kiệt tác ngắn gọn và tinh khiết, ở đó sự hiện diện của chất thơ và chất hiện thực được hòa tan vào nhau trong một thể thống nhất”.

– Phó giáo sư – Tiến sĩ Trần Thị An thuộc Viện hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam từng khẳng định rằng “Nguyễn Đổng Chi là một giáo sư tài ba, lỗi lạc, ông là người có công đầu trong việc xây dựng và phát triển công trình nghiên cứu thần thoại Việt Nam mà đến tận ngày hôm nay không có bất kỳ nhà sử học nào có thể kế thừa được”.

– PGS, TS Nguyễn Hồng Lý từng nhận xét rằng “GS Nguyễn Đổng Chi là một người hiền lành, ít nói nhưng lại rất có tâm với nghề, ông luôn nhắc nhở mọi người rằng điều quan trọng nhất với người làm nghiên cứu đó chính là phải làm tư liệu.”

– PGS.TS Nguyễn Phạm Hùng từng đánh giá rằng “GS Nguyễn Đổng Chi là người đặt nền móng cho nhành nghiên cứu lịch sử văn học của Việt Nam, điển hình nhất thông qua tác phẩm Việt Nam cổ văn học sử”.