Giới thiệu tác giả Nguyễn Duy Cần (Tiểu sử, sự nghiệp, phong cách sáng tác)

Nguyễn Duy Cần là một học giả, nhà văn, nhà biên khảo và trước tác kỳ cựu vào bậc nhất Việt Nam giữa thế kỷ XX. Cùng tìm hiểu thêm về nhà văn qua bài viết Giới thiệu tác giả Nguyễn Duy Cần (Tiểu sử, sự nghiệp, phong cách sáng tác) nhé!

Tiểu sử

– Nguyễn Duy Cần (Sinh năm 1907 – mất năm1998), hiệu Thu Giang, là một học giả, nhà biên khảo và trước tác kỳ cựu vào bậc nhất Việt Nam giữa thế kỷ XX. Ông nổi bật không chỉ về số lượng tác phẩm đồ sộ mà còn ở độ sâu của học thuật và sức ảnh hưởng về mặt tư tưởng đến các tầng lớp thanh niên trí thức của ông.

– Ông sinh ngày 15 tháng 7 năm 1907 tại làng Điều Hoà, tổng Thuận Trị, quận Châu Thành, tỉnh Mỹ Tho (nay thuộc thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang).

– Ông làm nghề viết sách, dạy học, lương y, nghiên cứu Đạo học, Kinh Dịch, với các biệt hiệu: Thu Giang, Hoàng Hạc, Bảo Quang Tử, Linh Chi…

Giới thiệu tác giả Nguyễn Duy Cần (Tiểu sử, sự nghiệp, phong cách sáng tác)

Sự nghiệp

– Không có nhiều thông tin về cuộc đời và sự học của ông. Có lẽ ông tự học, thể hiện qua tác phẩm “Tôi tự học”. Một vài thông tin khác cho biết ông từng làm giáo sư kiêm Hiệu trưởng một trường Trung học tư thục tại Sài Gòn, nhưng không thể kiểm chứng được.

– Sự nghiệp nghiên cứu và trước tác của ông bắt đầu từ năm 1931 với việc xuất bản quyển Triết học đầu tiên “Toàn chân”, gây nên một cuộc bút chiến sôi nổi trên báo Mai. Trong những năm sau đó, ông tiếp tục cho xuất bản các tác phẩm khá đều đặn. Năm 1937, ông tham gia xuất bản nguyệt san “Nay”. Năm 1941, ông làm chủ bút báo Tiến và năm 1944, chủ bút báo Thanh niên, sau đó còn làm chủ bút báo Tự do.

– Sau khi Chiến tranh Đông Dương nổ ra, năm 1946, ông lánh nạn lên Sài Gòn, ở ẩn để tiếp tục viết sách. Tuy nhiên, do hoàn cảnh chiến tranh, việc xuất bản các tác phẩm của ông bị gián đoạn mãi đến năm 1951 mới bắt đầu trở lại với tác phẩm “Cái dũng của Thánh nhân”. Từ đó về sau ông tiếp tục cho xuất bản các tác phẩm khá đều đặn cho đến tận năm 1975. Ngoài việc trước tác và tham gia viết báo, ông từng là giáo sư của trường Đại học Vạn Hạnh và là Trưởng ban Triết Đông của Đại học Văn khoa Sài Gòn.

– Những năm cuối đời, ông không tiếp tục viết sách mà lui về ở ẩn. Năm 1991, ông chuyển về sống ở quận Bình Thạnh và mất tại đây vào năm 1998, để lại cho đời nhiều bộ sách có giá trị.

Tác phẩm

– Sinh thời, ông viết rất nhiều sách, chủ yếu là sách biên khảo, nghệ thuật sống và Đạo học. Các tác phẩm của ông được viết ra không phải với mục đích “sống bằng ngòi bút” như phần lớn các nhà nghiên cứu thời đó mà với ông một tác phẩm ra đời nó phải từ một đòi hỏi bức thiết của cuộc sống, nó đang thiếu thốn, nhân sinh đang đợi chờ.

– Những quyển được cụ Thu Giang giới thiệu nhưng thực tế không có là những quyển sau:

+ Thuật Xem Người

+ Đạo Giáo

+ Toàn Chân Pháp Luận

+ Liệt Tử Xung Hư Chân Kinh

+ Đạo học Đông Phương Trong Xã Hội Ngày nay

– Lúc sinh thời học giả Thu Giang Nguyễn Duy Cần đã cho xuất bản tác phẩm:

+ Duy tâm và duy vật (1935)

+ Toàn chân (triết luận) (1936)

+ Thanh dạ Văn chung (1939)

+ Cổ nhân (1940) (đã tuyệt bản)

+ Cái dũng của thánh nhân (1951)

+ Óc sáng suốt (1952)

+ Thuật tư tưởng (1953)

+ Thuật xử thế của người xưa (1954)

+ Trang Tử tinh hoa (1956)

+ Văn minh Đông phương và Tây phương (1957)

+ Tôi tự học (1959)

+ Thuật yêu đương (1961)

Giải thưởng

– Tuyên dương sự nghiệp văn học – nghệ thuật về lĩnh vực học thuật

Phong cách sáng tác

Nguyễn Duy Cần là một người đa tài, ông đã làm nhiều nghề như: viết sách, dạy học, lương y, nghiên cứu đạo học, kinh dịch. Phong cách sáng tác của ông rất chân thật, gần gũi với đời sống con người. Sách của Nguyễn Duy Cần đều toát lên tinh thần tự học. Bản thân tác giả cũng là một người tự học, tự lập thân. Ông vốn chỉ tốt nghiệp bằng Thành chung nhưng nhờ tự học mà trở thành học giả, được mời giảng dạy ở nhiều trường đại học danh tiếng. Sách của Nguyễn Duy Cần đề cập đến nhiều vấn đề như cách sống điềm đạm, giữ gìn chân tính, tinh thần trách nhiệm, độc lập, trung thực, phương pháp rèn luyện trí lực, học tập một cách khoa học… Sáng tác của ông tuy đã viết cách đây 80 năm nhưng vẫn giữ nguyên giá trị cho đến ngày nay.