Giới thiệu tác giả Nguyễn Huy Tưởng (Tiểu sử, sự nghiệp, tác phẩm, phong cách sáng tác)

Mặc dù đến với văn chương khá muộn nhưng nhà văn Nguyễn Huy Tưởng đã mang đến cho văn học nước nhà những tác phẩm xuất sắc, ý nghĩa. Đến với bài viết Giới thiệu tác giả Nguyễn Huy Tưởng (Tiểu sử, sự nghiệp, tác phẩm, phong cách sáng tác) chúng ta sẽ hiểu thêm một chút về nhà văn nhé!

Tiểu sử

– Nguyễn Huy Tưởng ( 6/5/1912 – 25/7/1960) sinh ra trong một gia đình nho giáo ở làng Dục Tú, Từ Sơn, Bắc Ninh, nay thuộc thôn Dục Tú 1, xã Dục Tú, huyện Đông Anh, Hà Nội.

– Ông mất vì căn bệnh hiểm nghèo vào ngày 25 tháng 7 năm 1960 tại Hà Nội, thọ 48 tuổi.

Giới thiệu tác giả Nguyễn Huy Tưởng (Tiểu sử, sự nghiệp, tác phẩm, phong cách sáng tác)

Sự nghiệp

– Năm 1930: ông tham gia hoạt động yêu nước của thanh niên học sinh Hải Phòng.

– Năm 1935: ông trở thành Bí thư nhà Đoàn (Thuế) Hải Phòng, rồi trở về Hà Nội.

– Năm 1938: ông tham gia vào Hội Truyền bá Quốc ngữ và phong trào học sinh ở Hải Phòng.

– Năm 1943: ông tham gia nhóm Văn hóa cứu quốc bí và được bầu làm Tổng thư ký Hội Truyền bá Quốc ngữ Hải Phòng. Sau đó thì ông tiếp tục hoạt động ở Hà Nội, Nam Định, và Phúc Yên.

– Tháng 6 năm 1945: Nguyễn Huy Tưởng tham gia vào ban biên tập tạp chí Tiên Phong của Văn hóa cứu quốc.

– Tháng 8 năm 1945: Nguyễn Huy Tưởng đi dự Đại hội quốc dân ở Tân Trào. Và là đại biểu văn hóa cứu quốc, giúp biên tập các tờ báo Cờ giải phóng, Tiên Phong.

– Ông từng giữ chức vụ Tổng thư ký Ban Trung ương Vận động đời sống mới.

– Khi cách mạng Tháng Tám thành công, Nguyễn Huy Tưởng trở thành người lãnh đạo chủ chốt của Hội văn hóa cứu quốc.

– Là đại biểu Quốc hội khóa I năm 1946.

– Tháng 4 năm 1946: vở kịch Bắc Sơn của ông được công diễn tại Nhà hát lớn Hà Nội và đem lại thành công lớn, vang dội.

– Tháng 7 năm 1946: Nguyễn Huy Tưởng được bầu làm Phó thư ký Hội Văn hóa cứu quốc Việt Nam.

– Tháng 12 năm 1946: toàn quốc kháng chiến, ông đứng ra tổ chức và đưa Đoàn văn hóa kháng chiến lên Việt Bắc.

– Sau đó tiếp tục hoạt động văn hóa, Nguyễn Huy Tưởng trở thành ủy viên Thường vụ Hội Văn nghệ Việt Nam, thư ký toà soạn Tạp chí Văn nghệ và tham gia tiểu ban Văn nghệ Trung ương Đảng

– Năm 1951: ông tham gia chiến dịch biên giới.

– Trong hai năm 1953 và 1954 ông công tác giảm tô trong phong trào cải cách ruộng đất

– Sau hòa bình năm 1954 thì ông làm Ủy viên ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam khóa I.

– Nguyễn Huy Tưởng chính là người sáng lập và là giám đốc đầu tiên của Nhà xuất bản Kim Đồng.

Tác phẩm

– Tiểu thuyết:

+ Đêm hội Long Trì (1942)

+ An Tư công chúa (1944)

+ Truyện Anh Lục ( 1955)

+ Bốn năm sau (1959)

+ Sống mãi với Thủ Đô (1960)

+ Lá cờ thêu sáu chữ vàng (1960)

– Kịch và ký:

+ Vũ Như Tô (kịch, 1941)

+ Cột đồng Mã Viện (kịch, 1944)

+ Bắc Sơn (kịch, công diễn 6 tháng 4 năm 1946)

+ Những người ở lại (kịch, 1948)

+ Anh Sơ đầu quân (tập kịch, 1949)

+ Lũy hoa (kịch bản, 1960)

+ Ký sự Cao Lạng (tập ký sự, 1951)

+ Gặp Bác (tập ký, 1956)

– Truyện thiếu nhi:

+ Tìm mẹ (1950)

+ Kể chuyện Quang Trung (1957)

+ An Dương Vương xây thành ốc (1960)

+ Chiến sĩ ca-nô x

+ Thằng Quấy

+ Con cóc là cậu ông trời

+ Cô bé gan dạ

– Lũy hoa (truyện phim, 1961)

– Nhật ký Nguyễn Huy Tưởng (3 tập, 2006) dày 1700 trang

Giải thưởng

– Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuật năm 1996

Phong cách sáng tác

Văn chương của Nguyễn Huy Tưởng phong phú và đầy sáng tạo, cho dù là truyện thiếu nhi hay kịch, tiểu thuyết, lịch sử thì ông đều lấy góc nhìn trong lòng người. Để gieo vào trong đó những khát vọng tìm tòi, say mê yêu thích nghiên cứu những câu chuyện.

Tràn ngập chất thơ của cuộc sống với những bài ca thể hiện tình yêu thương con người, đất nước. Tình yêu nước đã dẫn lối nhà văn đến với các tác phẩm khai thác tiến trình lịch sử, lấy đó làm cảm hứng sáng tạo để làm nên chất riêng của văn chương Nguyễn Huy Tưởng.

Là nhà văn, biên kịch, Nguyễn Huy Tưởng muốn tác phẩm của mình chứa đựng những ý nghĩa giúp các bạn nhỏ hiểu biết thêm nhiều điều, gắn cảm xúc trân quý, hy vọng khát khao của bản thân để hình thành nên lập trường đầy kiên định trước những vấn đề mang tính lịch sử, dân tộc, hiện tại và cả tương lai.

Nhận định, đánh giá

Nhà nghiên cứu văn học Bích Thu: “Ngay từ khi xuất hiện trên sân khấu văn học, nhà văn Nguyễn Huy Tưởng đã chọn cho mình một lập trường kiên định với tư thế của một nhà tiểu thuyết, nhà viết kịch trước những vấn đề của hôm qua và hôm nay, của lịch sử và dân tộc”

Nhà nghiên cứu Vũ Nho: “Cái hay trong các tác phẩm lịch sử của Nguyễn Huy Tưởng là ở chỗ, nhà văn không nghi ngờ, không gây tranh cãi, cũng không xây dựng lịch sử và những nhận thức lịch sử “khác” với các bộ sử chính thống mà nhân dân đã biết. đã từng biết. biết. Nhà văn đã viết nên những câu chuyện lịch sử và gửi gắm đến người đọc những cảm xúc của chính mình.”

Nhà nghiên cứu văn học Nguyễn An: “Nguyễn Huy Tưởng đã gánh vác đúng đắn nhiệm vụ mở ra dòng văn học viết về truyền thống và lịch sử trung đại Việt Nam trên nền văn học Việt Nam hiện đại”

GS Trần Đăng Suyền trong bài nghiên cứu “Nguyễn Huy Tưởng – Cầm bút chẳng qua cùng bệnh với Đan Thiềm” trên tạp chí Nghiên cứu văn học:  Nguyễn Huy Tưởng là 1 cây bút có tầm vóc lớn của văn học hiện đại Việt Nam. Ông là nhà văn giàu tâm huyết với nhân dân, đất nước, với nền văn hóa của dân tộc. Cảm hứng chủ đạo trong sáng tác của ông là cảm hứng lịch sử, vừa đậm chất bi kịch, vừa giàu chất lãng mạn. Tuy sáng tác khá nhiều thể loại, nhưng thể loại nổi bật của ông là kịch và tiểu thuyết. Những băn khoăn day dắt đầy trăn trở của Nguyễn Huy Tưởng giữa một bên là tư tưởng ái quốc, trách nhiệm công dân, và một bên là khát vọng nghệ thuật, ý thức sáng tạo của một nhà văn chân chính.”