Giáo sư Nguyễn Khắc Phi – một nhà giáo với tâm hồn trân trọng mọi vẻ đẹp của văn chương, đã cống hiến hết mình cho quá trình nghiên cứu khoa học, bàn luận so sánh về các tác giả, tác phẩm, dịch thơ và đóng góp công lao cho nền giáo dục Việt Nam. Chúng ta hãy cùng nhau tham khảo bài viết Giới thiệu tác giả Nguyễn khắc Phi (Tiểu sử, sự nghiệp, tác phẩm, phong cách sáng tác, nhận định) nhé!
Tiểu sử
– Nguyễn Khắc Phi sinh ngày 2 tháng 5 năm 1934, ông là giáo sư, nhà giáo
– Ông sinh ra tại xã Sơn Hoà, huyện Hương Sơn, Hà Tĩnh
– Gia đình của ông là một đại gia đình giàu truyền thống học vấn và tình yêu đất nước. Trong gia đình, Nguyễn Khắc Phi chịu nhiều ảnh hưởng, nhận thức từ anh trai mình là ông Nguyễn Khắc Việt – một bác sĩ, nhà văn hoá tài giỏi, giàu học thức, nổi tiếng với lòng kiên trì và nghị lực sống
– Học vấn: Tốt nghiệp Khoa Ngữ văn ĐH Sư phạm Hà Nội năm 1957
– Học vị: giáo sư
Sự nghiệp
– Sau khi tốt nghiệp là ông trở thành giảng viên văn học Trung Quốc của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
– Sau đó nữa thì ông thì ông công tác với các Trường Ðại học Tổng hợp, Ðại học Sư phạm Vinh (17 năm)và trở về với trường Đại học Sư Phạm Hà Nội với chức vụ Phó chủ nhiệm Khoa Ngữ văn, kiêm phụ trách một vài công việc khác của Trường.
– Nguyễn Khắc Phi còn giữ chức vụ tổng biên tập Nhà xuất bản Giáo dục. Hiện nay là Tổng chủ biên bộ sách Ngữ văn của Trung học cơ sở, Trưởng ban Xây dựng Chương trình và biên soạn giáo trình của ngành Ngữ văn Cao đẳng Sư phạm
– Nghề tay trái của nhà giáo Nguyễn Khắc Phi là dịch thuật, ông biết tiếng Trung Quốc, Nga, Tiếng anh, nhưng ông không học chuyên sau hay ra nước ngoài đào tạo như các đồng nghiệp khác, mà ông học để phục vụ cho việc giảng dạy và nghiên cứu.
– Ông là một trong những người đi đầu trong văn học so sánh về mặt lý luận.
Tác phẩm
– Thơ dịch:
+ Dương liễu chi bát thủ kỳ
+ Tư phụ my
+ Thư Đoan Châu quận trai bích
+ Cung nữ đồ
+ Điểm giáng thần – Huyền trai sầu toạ tác
+ Mãn đình phương
+ Tây hà – Kim Lăng hoài cổ
+ Thuỵ long ngâm
+ Mạn hứng
+ Vọng Giang Nam
+ Vịnh sử
+ Đề ba tiêu mỹ nhân đồ
+ Nhàn cư sơ hạ ngọ thuỵ khởi kỳ
+ Sơ nhập Hoài Hà kỳ 1, 4
+ Tương chí Kiến Xương
+ Ký Vương Lâm
+ Nhàn tình phú
+ Tảo nhạn
+ Giang bạn độc bộ tầm hoa kỳ 6
+ Hạ nhật tây viên
+ Độ Tuyền kiệu xuất chư sơn chi đỉnh
+ Chỉnh nhân ca
+ Lâm hành dữ cố du dạ biệt
+ Bệnh khởi Kinh Giang đình tức sự kỳ 1
+ Ký Hoàng Cơ Phục
+ Thanh bình nhạc
+ Tặng tú tài nhập quân kỳ 14
+ Ba tiêu
+ Vịnh tuyết số tự thi
+ Thù Tào thị ngự “Quá Tượng huyện kiến ký”
+ Tái hạ khúc kỳ 2, Tái hạ khúc kỳ 3
+ Hải Nam điểu
+ Quan mai hữu cảm
+ Sương thiên hiểu giốc – Hoà trung trai cửu nhật
+ Thù Lý Mục kiến ký
+ Cổ phong kỳ 08 (Thiên tân tam nguyệt thì), Cổ phong kỳ 15 (Yên Chiêu diên Quách Ngỗi), Cổ phong kỳ 19 (Tây nhạc Liên Hoa sơn), Cổ phong kỳ 24 (Đại xa dương phi trần), Cổ phong kỳ 34 (Vũ hịch như lưu tinh)
+ Hành lộ nan kỳ 1
+ Thu phố ca kỳ 14
+ Bồ tát man kỳ 1
+ Đề Lư xử sĩ sơn cư
+ Tuyệt bút thi
+ Châu Kiều
+ Hậu thôi tô hành
+ Thanh Viễn điếm
+ Tứ thì điền viên tạp hứng – Hạ nhật kỳ 09, Tứ thì điền viên tạp hứng – Hạ nhật kỳ 11, Tứ thì điền viên tạp hứng – Thu nhật kỳ 09, Tứ thì điền viên tạp hứng – Xuân nhật kỳ 02
+ Vịnh ba tiêu
+ Cổ thi
+ Ký Dương phu nhân thi
+ Thiên tiên tử
+ Khuê Oán
+ Trúc Thành Tử
+ Bắc lân mại bính nhi mỗi ngũ cổ vị đán tức nhiễu nhai hô mại, tuy đại hàn liệt phong phế nhi thì lược bất thiểu sai dã, nhân vị tác thi thả hữu sở cảnh thị cự kiết
– Nghiên cứu tác giả: Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Hồ Chí Minh, Hồ Xuân Hương,…
– Nghiên cứu về các tác phẩm: Chinh phụ ngâm (Ðặng Trần Côn – Ðoàn Thị Ðiểm), Cảm hoài (Ðặng Dung)…
Phong cách sáng tác
Nguyễn Khắc Phi được sinh ra trong một gia đình trí thức yêu nước, thế nên sự nghiệp, học vấn của ông đã thể hiện được sự tài năng, hiếu học, muốn cống hiến sức cho sự nghiệp văn học nước nhà.
Trong các tác phẩm mang hướng lý luận so sánh hay đánh giá các nhà văn, nhà thơ, tác phẩm, GS Nguyễn Khắc Phi đã đặt hết tinh hoa, sự hiểu biết của mình vào từng trang sách, nhận xét sắc sảo quyết đoán, lý luận chứng minh cứng rắn, mang tính thống nhất, chặt chẽ. Là một nhà giáo văn học, một dịch giả, Nguyễn Khắc Phi còn có vốn từ vựng phong phú, đa dạng, ông trân trọng những thứ quý báu có trong dòng chảy lịch sử, nên khi dịch thơ Đường hay viếc các bài nghiên cứu khoa học so sánh, sự hiểu biết về tiếng Trung, Nga, Anh đã thực sự giúp quá trình nghiên cứu văn học của ông trở nên sâu sắc, giúp ích rất nhiều cho các học sinh, sinh viên nghiên cứu học hỏi thêm.
Nhờ có tài năng, sự tâm huyết, nghiêm túc với nghề, nên phong cách của Nguyễn Khắc Phi hết thảy đặc biệt, thơ ngắn gọn, dễ hiểu, từ ngữ phù hợp với ngữ cảnh, các bài viết nghiên cứu bổ ích, chuyên sâu, mở rộng góp phần lớn cho việc chứng minh những giá trị vẻ đẹp của nền văn học nước nhà, về tài năng, sáng tạo của những thi nhân. Đồng thời qua đó, người đọc cũng nhận thấy được những thông điệp truyền tải của Giáo sư, về sự cống hiến, yêu thương, trân trọng giá trị tinh hoa văn hóa cổ xưa cần phải được nghiên cứu, tìm tòi, lưu trữ mở rộng đến biết bao người.
Nhận định, đánh giá
– PGS.TS Vũ Thanh (Viện Văn học): “Ðọc Nguyễn Khắc Phi, độc giả có hứng thú được thưởng thức những bài viết của một người hay chữ mà sự uyên bác hiện lên sau mỗi trang viết, hứng thú được cùng tác giả tìm tòi, suy ngẫm và học được từ đó nhiều điều bổ ích”