Nhà văn Nguyễn Khải – một trong những cây bút xuất sắc của nền văn học thời kì đương đại. Chủ đề xuất hiện trong các trang văn của Nguyễn Khải khá phong phú, đa dạng, truyền tải những giá trị nhân văn cao cả, hướng tới một tương lai tràn ngập màu sắc xinh đẹp, tươi sáng. Cùng nhau tìm hiểu về nhà văn thông qua bài viết Giới thiệu tác giả Nguyễn Khải (Tiểu sử, sự nghiệp, phong cách sáng tác, nhận định) nhé!
Tiểu sử
– Nguyễn Khải tên khai sinh là Nguyễn Mạnh Khải, sinh ngày 3 tháng 12 năm 1930 – mất ngày 15 tháng 1 năm 2008 tại Thành phố Hồ Chí Minh do bệnh tim.
– Quê quán: Quê nội Nguyễn Khải ở thành phố Nam Định, thuở nhỏ phải lưu lạc sống ở nhiều nơi.
– Sau năm 1975 thì Nguyễn Khải chuyển vào Thành phố Hồ Chí Minh vừa sinh sống, làm việc.
– Học vấn: Dừng lại tại bậc trung học vì khi đang học trung học thì nhà văn tham gia Cách mạng tháng Tám.
– Gia đình: Nhà văn là con của một quan Huyện, mẹ ông là vợ lẽ. Nhà văn có ba người con, hai trai một gái, trong đó người con trai út tên là Nguyễn Khải Hoàn – Chủ tịch Tập đoàn bất động sản Khải Hoàn Land.
Sự nghiệp
– Từ năm 1947: Nguyễn Khải đã tham gia vào quân đội.
– Từ năm 1951 đến năm 1955: Nguyễn Khải trở thành phóng viên, thư ký tòa soạn của báo Chiến Khu 3.
– Từ năm 1955: Nhà văn vừa là phóng viên, biên tập viên, cán bộ sáng tác tại tạp chí Văn Nghệ Quân Đội.
– Những năm 1950 trở đầu, nhà văn mới bắt đầu sự nghiệp viết văn.
– Năm 1988: Ông rời quân đội với quân hàm đại tá để về làm việc cho Hội Nhà văn Việt Nam.
– Nguyễn Khải từng giữ chức vụ Ủy viên Ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam các khóa 2, 3.
– Nhà văn còn là Phó tổng thư ký khóa 3.
– Đại biểu Quốc hội khóa VII
Tác phẩm
– Các tác phẩm nổi bật của Nguyễn Khải:
+ Mùa xuân ở Chương – Mỹ (năm 1954)
+ Người con gái quang vinh (năm 1956)
+ Xung đột (truyện, năm 1959)
+ Mùa lạc (tập truyện ngắn, năm 1960)
+ Hãy đi xa hơn nữa (truyện vừa, năm 1963)
+ Người trở về (tập truyện vừa, năm 1964)
+ Họ sống và chiến đấu (ký sự, năm 1966)
+ Hoà – Vang (bút ký, năm 1967)
+ Đường trong mây (tiểu thuyết, năm 1970)
+ Ra đảo (năm 1970)
+ Chủ tịch huyện (truyện, năm 1972)
+ Chiến sĩ (tiểu thuyết, năm 1973)
+ Tháng ba Tây nguyên (ký, năm 1976)
+ Cách mạng (kịch, năm 1978)
+ Gặp gỡ cuối năm (tiểu thuyết, 1982)
+ Thời gian của người (1985)
+ Điều tra về một cái chết (tiểu thuyết, năm 1986)
+ Vòng sống đến vô cùng (truyện, năm 1987)
+ Một cõi nhân gian bé tí (tiểu thuyết, năm 1989)
+ Một người Hà Nội (tập truyện ngắn, năm 1990)
+ Cha và các con và… (tiểu thuyết, năm 1990)
+ Sư già chùa Thắm và ông đại tá về hưu (tập truyện vừa, năm 1993)
+ Một thời gió bụi (truyện ngắn, năm 1993)
+ Hà Nội trong mắt tôi (tập truyện ngắn, năm 1995)
+ Chút phấn của đời (truyện ngắn và kịch, năm 1999)
+ Chuyện nghề (năm 1999)
+ Nắng chiều (tập truyện ngắn, năm 2001)
+ Hãy đi xa hơn nữa (tập truyện ngắn thiếu nhi, năm 2002)
+ Mẹ và các con (tập truyện ngắn thiếu nhi, năm 2002)
+ Sống ở đời (tập truyện, năm 2003)
+ Ký sự & Kịch ( năm 2003)
+ Thượng đế thì cười (tiểu thuyết, năm 2003)
+ Nghề văn cũng lắm công phu (truyện – tạp văn, năm 2003)
+ Vòng tròn trống rỗng (kịch, năm 2003)
+ Một chặng đường (tiểu thuyết, năm 2005)
+ Đi tìm cái tôi đã mất (tùy bút, năm 2006)
– Các tác phẩm khác:
+ Ước gì tôi được trẻ lại
+ Tự bạch
+ Người ngu
+ Người mơ mộng
+ Nếp Nhà
+ Má Hồng
+ Đời khổ
+ Đất Mỏ
+ Đàn ông
+ Đàn bà
+ Đã từng có ngày vui
+ Chị Mai
+ Cái thời lãng mạn
+ Buổi sớm mai
+ Bố con
+ Bảy đô một đêm
+ Bắt đầu từ một câu nói
+ Bạn viết cũ
+ Anh Thanh Tịnh
+ Đứa con nuôi,…
Giải thưởng
– Huân chương Quân công hạng ba, Huân chương Chống Mỹ cứu nước hạng nhất, Huân chương Độc lập hạng nhì
– Giải thưởng Văn học Lê Thanh Nghị (Liên khu III, 1951)
– Giải thưởng của Hội Văn nghệ VN năm 1952 – 1953
– Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam (năm 1982) với tiểu thuyết Gặp gỡ cuối năm
– Giải thưởng Văn học Đông Nam Á (2000)
– Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuật (đợt II, năm 2000)
– Giải thưởng văn học Asean năm 2000
– Huy hiệu 60 năm tuổi Đảng
Phong cách sáng tác
Nhà văn Nguyễn Khải – một trong những cây bút xuất sắc của nền văn học thời kì đương đại. Chủ đề xuất hiện trong các trang văn của Nguyễn Khải khá phong phú, đa dạng: từ hình ảnh nông thôn trong quá trình xây dựng hình dạng mới, bộ đội trong những năm tháng chiến tranh chống đế quốc Mỹ, những vấn đề mang tính thời sự, tư tưởng đời sống, cho đến quan điểm của con người hiện nay trước những biến động phức tạp của đời sống xã hội. Phong cách sáng tác của nhà văn thể hiện sự nhạy bén, cái nhìn sâu sắc, phân tích tâm lý sắc sảo, tỉnh táo khám phá nên các vấn đề phức tạp ẩn sâu trong xã hội ở các thời kì lịch sử. Trước năm 1978, văn phong cùng phong cách của Nguyễn Khải hướng tới hiện thực giữa những cái đối lập, để khẳng định nên xu thế vận động của xã hội, con người trong cái tích cực, cố gắng, chăm chỉ, thể hiện khát vọng thay đổi hướng tới một tương lai tốt đẹp. Sau năm 1978, phong cách ấy đã có một bước ngoặc thay đổi lớn, chịu sự chiêm nghiệm, cảm nhận hiện thực trong cái sâu sắc, nghiêm túc, về hành động, suy tư của con người. Giọng văn trầm lắng, nhẹ nhàng, đưa những giá trị nhân văn vào trang sách, truyền tải tình yêu thương người, sẻ chia với mảnh đời bất hạnh trong cuộc sống và mong cầu những sắc màu tươi đẹp sẽ chiếu sang tâm hồn cô quạnh, mong manh tràn đầy mệt nhọc, đớn đau.
Nhận định, đánh giá
– Cố nhà thơ Vân Long: “Nhà văn Nguyễn Khải vừa cho in Xung đột tập I, mà tôi vừa đọc vừa khâm phục, đinh ninh ngoài tài năng, tác giả phải là người theo đạo gốc mới hiểu người công giáo, xứ công giáo như vậy! Không thể ngờ được đó là anh Nguyễn Khải “tiên ông”, “hồn bướm mơ tiên” ngày nào cùng tôi ngập đầu vào mớ sách tạp nham”
– Nhà văn Triệu Xuân: “Nguyễn Khải là một trong những người tiên phong viết tiểu thuyết về cuộc sống dân sự đầy vật lộn cam go sau chiến tranh. Tôi nghĩ chính anh, nhà văn Nguyễn Khải đã khai sinh dòng tiểu thuyết viết về những chuyện thường ngày, bám sát các sự kiện nóng hổi, đầy chất trí tuệ, chính luận của văn học Việt Nam.”
– Nguyễn Trung Thành: “Bình tĩnh đọc kỹ lại hết tác phẩm của anh mà xem, sẽ thấy đấy là người đã ghi lại được cho mai sau gần như toàn vẹn, trung thực những bước đi nhọc nhằn mà dũng cảm của con người chúng ta, cũng là của đất nước, trong suốt những năm tháng dài bão táp bên ngoài và bên trong, vừa hào hùng vừa đau đớn, như một nhà văn tài năng của dân tộc ắt phải làm”
– Lời đưa tiễn của Hội nhà văn: “Là một trong những nhà văn đương đại xuất sắc nhất, Nguyễn Khải có tầm nhìn xa rộng. Từ những vấn đề lớn của dân tộc, thời đại, anh soi rọi vào mọi ngóc ngách của đời sống và luôn đem đến những kiến giải riêng”
– Nguyễn Khải: “Bất cứ cái gì xa lạ với bản tính của mình, với thói quen của mình, nói một câu, với những gì làm nên lai lịch của mình, chả sớm thì muộn đều bị đào thải để mình lại được trở về với cái nguyên gốc.”
“Văn chương có quyền nhưng không chỉ miêu tả cái xấu xa, cái ghê tởm, cái hèn nhát. Thanh nam châm thu hút mọi thế hệ vẫn là cái cao thượng, cái tốt đẹp, cái thủy chung”.
– Cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt đánh giá rất cao Nguyễn Khải qua Sổ tang: “Nhân dân ta đã rất mong mỏi và trân trọng sức nghĩ lớn, tình cảm lớn của nhà văn tài năng có trái tim đập cùng nhịp với mạch sống và vận mệnh đất nước…”