Giới thiệu tác giả Nguyễn Khuyến (Tiểu sử, sự nghiệp, phong cách sáng tác, nhận định)

Bình chọn

Giới thiệu tác giả Nguyễn Khuyến về tiểu sử, sự nghiệp, phong cách sáng tác, giải thưởng, nhận định và đánh giá về ông.

1. Tiểu sử 

– Nguyễn Khuyến (1835-1909) hiệu là Quế Sơn, lúc nhỏ tên là Nguyễn Thắng.

– Sinh ra tại quê ngoại – xã Hoàng Xá (nay là xã Yên Trung), huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định.

– Lớn lên và sống chủ yếu ở quê nội – làng Và, xã Yên Đổ, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam.

– Ông xuất thân trong một gia đình nhà nho nghèo.

– Năm 1864, ông đỗ đầu kì thi Hương. Mấy kì sau thi tiếp lại trượt, đến năm 1871, ông đỗ đầu cả thi Hội và thi Đình → Do đỗ đầu cả ba kì thi nên Nguyễn Khuyến được gọi là Tam Nguyên Yên Đổ

– Tuy đỗ đạt cao nhưng ông chỉ làm quan hơn mười năm, còn phần lớn cuộc đời là dạy học và sống thanh bạch ở quê nhà.

– Nguyễn Khuyến là người tài năng, có cốt cách thanh cao, có tấm lòng yêu nước thương dân, từng bày tỏ thái độ kiên quyết không hợp tác với chính quyền thực dân Pháp.

2. Tác phẩm chính

– Sáng tác của Nguyễn Khuyến gồm cả chữ Hán và chữ Nôm với số lượng lớn, hiện còn trên 800 bài gồm thơ, văn, câu đối nhưng chủ yếu là thơ.

– Các tác phẩm gồm có Quế Sơn thi tập, Yên Đổ thi tập, Bách Liêu thi văn tập, Cẩm Ngữ, cùng nhiều bài ca, hát ả đào, văn tế, câu đối truyền miệng.

– Quế sơn thi tập khoảng 200 bài thơ bằng chữ Hán và 100 bài thơ bằng Chữ Nôm với nhiều thể loại khác nhau.

– Trong bộ phận thơ Nôm, Nguyễn Khuyến vừa là nhà thơ trào phúng vừa là nhà thơ trữ tình, nhuỗm đậm tư tưởng Lão Trang và triết lý Đông Phương.

– Thơ chữ Hán của ông hầu hết là thơ trữ tình.

→ Có thể nói cả trên hai lĩnh vực, Nguyễn Khuyến đều thành công.

– Nội dung: thơ Nguyễn Khuyến nói lên tình yêu quê hương đất nước, gia đình, bè bạn; phản ánh cuộc sống của những con người khổ cực, thuần hậu, chất phác; châm biếm, đả kích thực dân xâm lược, tầng lớp thống trị, đồng thời bộc lộ tấm lòng ưu ái đối với dân, với nước.

3. Phong cách sáng tác

– Nhà thơ Nguyễn Khuyến là một người tài năng, yêu nước thương dân, bên cạnh đó ông cũng là một nhà thơ nôm xuất sắc, nhà thơ của làng cảnh Việt Nam. Thơ của  Nguyễn Khuyến luôn giàu cảm xúc với thiên nhiên, với con người và với quê hương.

– Bên cạnh đó, thơ ông còn phản ánh cuộc sống của những con người khổ cực, thuần hậu, chất phác; châm biếm, đả kích thực dân xâm lược, tầng lớp thống trị, đồng thời bộc lộ tấm lòng ưu ái đối với dân, với nước.

=> Trong bộ phận thơ Nôm, nhà thơ Nguyễn Khuyến vừa là nhà thơ trào phúng vừa là nhà thơ trữ tình, nhuỗm đậm tư tưởng Lão Trang và triết lý Đông Phương. Thơ chữ Hán của ông hầu hết là thơ trữ tình. Có thể nói cả trên hai lĩnh vực, Nguyễn Khuyến đều thành công.

4. Giải thưởng – Vinh danh

– Năm 1987, Ủy Ban Nhân dân tỉnh Hà Nam Ninh đã quyết định thành lập Giải thưởng Văn học – Nghệ thuật Nguyễn Khuyến với chu ky tổ chức 5 năm 1 lần để vinh danh các tác giả

– Tên ông được đặt cho một con phố có nhiều di tích và danh thắng tại quận Đống Đa, bên cạnh Văn Miếu – Quốc Tử Giám, Hà Nội

5. Nhận định và đánh giá tác giả Nguyễn Khuyến

– “Nguyễn Khuyến là nhà thơ của làng cảnh Việt Nam.” – Xuân Diệu

– Cho đến khí vị thanh đạm…, đồng thời cũng chan chứa mối thông cảm của ông đối với đời sống lao động của người nông dân. – Lê Trí Viễn

– Làng quê Việt Nam đã hiện lên trong thơ với những nét tươi sáng, thanh đạm, hồn hậu. Mỗi màu sắc, đường nét, mỗi hình ảnh đều thể hiện tâm hồn của thi nhân. Một nhà thơ yêu quê hương làng mạc đến say đắm và điều không kém phần quan trọng là nhà thơ đủ bút lực và tài hoa để ghi lại quê hương làng cảnh Việt Nam dưới màu sắc của mùa thu và vẻ đẹp của chính tâm hồn thi nhân. – Nguyễn Đức Quyền