Giới thiệu tác giả Nguyễn Minh Châu (Tiểu sử, sự nghiệp, Phong cách sáng tác, nhận định)

Nguyễn Minh Châu là một trong những cây bút tiêu biểu, sáng giá của nền văn học Việt Nam trong hai thời kỳ kháng chiến chống Pháp và Mỹ. Cùng tìm hiểu thêm về nhà văn qua bài viết Giới thiệu tác giả Nguyễn Minh Châu (Tiểu sử, sự nghiệp, Phong cách sáng tác, nhận định) nhé!

Tiểu sử

– Nguyễn Minh Châu tên thật là Nguyễn Thí,sinh ngày 20 tháng 10 năm 1930 – mất ngày 23 tháng 1 năm 1989.

– Quê quán: Làng Văn Thai, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An.

– Học vấn:

+ Tốt nghiệp Trường Kỹ nghệ Huế với bằng Thành chung vào năm 1945

+ Đến tháng 1 năm 1950, Nguyễn Minh Châu học chuyên khoa trường Huỳnh Thúc Kháng tại Nghệ – Tĩnh

+ Sau đó chính thức gia nhập quân đội, học ở Trường sĩ quan lục quân Trần Quốc Tuấn.

– Gia đình: Vợ là bà Nguyễn Thị Doanh.

Giới thiệu tác giả Nguyễn Minh Châu (Tiểu sử, sự nghiệp, Phong cách sáng tác, nhận định)

Sự nghiệp

– Từ năm 1952 đến 1956: Nhà văn công tác tại Ban tham mưu các tiểu đoàn 722, 706 thuộc sư đoàn 320.

– Hai năm sau, ông là trợ lý văn hóa trung đoàn 64 thuộc sư đoàn 320.

– Năm 1961: Nguyễn Minh Châu bắt đầu theo học trường Văn hóa Lạng Sơn.

– Năm 1962: Nguyễn Minh Châu về công tác tại phòng Văn nghệ quân đội, sau đó chuyển sang tạp chí Văn nghệ quân đội.

– Năm 1972: được kết nạp vào Hội nhà văn Việt Nam.

Tác phẩm

– Tiểu thuyết:

+ Cửa sông (1967)

+ Dấu chân người lính (1972)

+ Miền cháy (1977)

+ Lửa từ những ngôi nhà (1977)

+ Những người đi từ trong rừng ra (1982)

+ Mảnh đất tình yêu (1987)

– Tập truyện ngắn:

+ Những vùng trời khác nhau (1970)

+ Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành (1983)

+ Bến quê (1985)

+ Chiếc thuyền ngoài xa (1987)

– Truyện vừa:

+ Phiên chợ Giát (1988)

+ Cỏ lau (1989)

– Tiểu luận phê bình:

+ Hãy đọc lời ai điếu cho một giai đoạn văn nghệ minh hoạ (1987)

+ Trang giấy trước đèn (1994)

– Nguyễn Minh Châu toàn tập (Nhà xuất bản Văn Học, 2001)

– Di cảo Nguyễn Minh Châu (Nhà xuất bản Hà Nội, 2009)

Giải thưởng

– Năm 2000, ông được Nhà nước truy tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.

Phong cách sáng tác

Nguyễn Minh Châu là một trong những cây bút tiêu biểu, sáng giá của nền văn học Việt Nam trong hai thời kỳ kháng chiến chống Pháp và Mỹ. Nhà văn mang trong mình phong cách sáng tác rất đỗi đặc biệt, chất liệu bình dị, giản đợi nhưng lại chứa đựng vô vàn sắc màu khắc lên những giá trị trân quý vào trong trái tim của độc giả. Như bao nhà văn cùng thời bấy giờ, Nguyễn Minh Châu luôn miệt mài khám phá nên cái đẹp trong tâm hồn con người và đời sống trân thực, về vấn đề liên quan đến đạo đức cùng triết lý nhân sinh. Song trước đó, thời kỳ mà nhà văn mới cầm bút, Nguyễn Minh Châu đã khắc họa nên thảm cảnh chiến tranh khốc liệt của đất nước, đồng thời ca ngợi tinh thần quả cảm, công lao hi sinh của những chiến sĩ cách mạng để bảo vệ một tương lai hạnh phúc, tự do của Tổ quốc.

Không dừng lại ở tiểu thuyết hay truyện ngắn, nhà văn Nguyễn Minh Châu cũng đặt ngòi bút của mình với bài tiểu luận phê bình, đánh giá sắc đáng, sâu sắc, bố cục chặt chẽ, liên kết mạch lạc. Điều đó cho thấy được sự linh hoạt, tài năng của ngòi bút Nguyễn Minh Châu

Tác phẩm tiêu biểu “Chiếc thuyền ngoài xa”

Hoàn cảnh sáng tác

Chiếc thuyền ngoài xa thuộc thể loại truyện ngắn được sáng tác vào tháng tám năm 1983, in lần đầu trong tập “Bến quê”. Sau đó, nhà văn sử dụng cái tên này để đặt cho cả tập truyện ngắn và xuất bản vào năm 1987.

Tóm tắt tác phẩm

Để có thể xuất bản một bộ lịch nghệ thuật về thuyền và biển thật ưng ý. Trưởng phòng đã đề nghị nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng đi thực tế chụp bổ sung một bức ảnh với cảnh biển buổi sáng có sương mù. Phùng đi đến một vùng ven biển miền Trung (nơi đây cũng là nơi Phùng đã từng chiến đấu) để chụp ảnh. Sau một thời gian phục kích anh đã phát hiện và chụp được một cảnh đắt trời cho – đó là cảnh một chiếc thuyền ngoài xa đang ẩn hiện trong biển sớm mờ sương. Nhưng khi chiếc thuyền vào bờ, anh đã ngạc nhiên đến sững sờ khi chứng kiến từ chính chiếc thuyền đó cảnh người chồng vũ phu đang đánh đập vợ mình một cách dã man, đứa con vì muốn bảo vệ mẹ đã đánh trả lại cha mình.

Những ngày sau, cảnh tượng đó lại tiếp diễn và lần này anh đã ra tay can thiệp. Theo lời mời của chánh án Đẩu (một người đồng đội cũ của Phùng) người đàn bà hàng chài đã đến toà án huyện. Tại đây, người phụ nữ ấy đã từ chối sự giúp đỡ của Đẩu và anh, nhất quyết không bỏ người chồng vũ phu. Chị đã kể câu chuyện về cuộc đời mình và đó cũng là lí do giải thích cho sự từ chối trên. Rời khỏi vùng biển với khá nhiều bức ảnh, Phùng đã có một tấm được chọn vào bộ lịch tĩnh vật hoàn toàn” về thuyền và biển” năm ấy. Tuy nhiên, mỗi lần đứng trước tấm ảnh, Phùng đều thấy hiện lên cái màu hồng hồng của ánh sương mai và nếu nhìn lâu hơn bao giờ anh cũng thấy hình ảnh người đàn bà nghèo khổ, lam lũ bước ra từ tấm ảnh.

Giá trị tác phẩm

– Giá trị nội dung:

+ Tố cáo gay gắt nạn bạo hành gia đình, mặt tối của xã hội đương đại thông qua cảnh người đàn ông vũ phu đánh đập người vợ của mình. Nhấn mạnh hậu quả, hệ lụy bằng chi tiết đứa con chạy ra bảo vệ mẹ, đánh lại cha.

+ Thể hiện tấm lòng thương cảm, thấu hiểu sâu sắc cho số phận và cuộc đời của những con người vùng biển, những con người có cuộc sống luôn bấp bênh, lam lũ, vất vả.

+ Từ khía cạnh của người chồng, cùng với cái cảnh bất hạnh của người đàn bà làng chài tác giả đã tố cáo những hậu quả mà 2 cuộc chiến tranh kéo dài gần 120 năm đã để lại trên đất nước ta bao gồm: Sự đói nghèo, lạc hậu, sự thiếu hụt của tri thức, giáo dục, kém hiểu biết về kế hoạch hóa gia đình,…

– Giá trị nghệ thuật:

+ Nghệ thuật xây dựng tình huống truyện độc đáo: Dựng nên tình huống nghịch lí giữa hình ảnh của con thuyền khi ở ngoài xa với con thuyền lúc đến gần để tạo ra tình huống nhận thức cho nhân vật của mình, cũng là cho người đọc.

+ Cách khắc họa nhân vật, cốt truyện hấp dẫn kết hợp với ngôn ngữ sử dụng rất linh hoạt, sáng tạo góp phần làm nổi bật chủ đề tư tưởng của tác phẩm

+ Giọng điệu: chiêm nghiệm, suy tư, trăn trở phù hợp với tình huống nhận thức. Đồng thời cũng làm nên nét đặc trưng trong phong cách nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu

Nhận định, đánh giá

Nguyễn Minh Châu: “Tôi không thể nào tưởng tượng nổi một nhà văn mà lại không mang nặng trong mình tình yêu cuộc sống và nhất là tình yêu thương con người. Tình yêu này của người nghệ sĩ vừa là một niềm hân hoan say mê, vừa là một nỗi đau đớn khắc khoải, một mối quan hoài thường trực về số phận, hạnh phúc của những người chung quanh mình. Cầm giữ cái tình yêu lớn ấy trong mình, nhà văn mới có khả năng cảm thông sâu sắc với những nỗi đau khổ, bất hạnh của người đời, giúp họ vượt qua những khủng hoảng tinh thần và đứng vững được trước cuộc sống”

“Nhà văn tồn tại ở trên đời có lẽ trước hết là vì thế: Để làm công việc giống như kẻ nâng giấc cho những người cùng đường tuyệt lộ, bị cái ác hoặc số phận đen đủi dồn con người ta đến chân tường, những con người cả tâm hồn và thể xác bị hắt hủi và đoạ đầy đến ê chề, hoàn toàn mất hết lòng tin vào con người và cuộc đời, để bênh vực cho những con người không có ai để bênh vực.”

“Văn học và cuộc sống là những vòng tròn đồng tâm mà tâm điểm là con người.”

Giáo sư Phong Lê: “Trong truyện của anh, mọi cái đã vỡ ra tạo nên những khoảng trống, phải nghi ngờ, phải nghĩ.”

Nguyễn Khải: “Nguyễn Minh Châu là người kế tục xuất sắc những bậc thầy của nền văn xuôi Việt Nam và cũng là người mở đường rực rỡ cho những cây bút trẻ tài năng sau này.”

Tô Hoài khẳng định Nguyễn Minh Châu là một tài năng xuất sắc: “Đọc Nguyễn Minh Châu, người ta thấy cuộc đời và trang sách liền nhau. Chặng đường đời hôm nay cũng như từng đoạn sáng tạo trên giấy của tài năng. Những cái tưởng như bình thường lặt vặt trong cuộc sống hằng ngày dưới con mắt và ngòi bút của Nguyễn Minh Châu đều trở thành những gợi ý đáng suy nghĩ và có tầm triết lý.”