Giới thiệu tác giả Nguyễn Minh Khiêm (Tiểu sử, sự nghiệp, phong cách sáng tác, nhận định)

Giới thiệu tác giả Nguyễn Minh Khiêm về tiểu sử, sự nghiệp, tác phẩm tiêu biểu, phong cách sáng tác, giải thưởng vinh danh, nhận định và bình luận

Giới thiệu tác giả Nguyễn Minh Khiêm về tiểu sử, sự nghiệp, tác phẩm tiêu biểu, phong cách sáng tác, giải thưởng vinh danh, nhận định và bình luận

1. Tiểu sử

Tác giả Nguyễn Minh Khiêm sinh năm 1953 tại xã Yên Trung, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa. Là một trong những cây viết nổi trội, là gương mặt tiêu biểu, ghi đậm dấu ấn cá nhân trong làng thơ xứ Thanh. Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam.

gioi-thieu-tac-gia-nguyen-minh-khiem-tieu-su-su-nghiep-phong-cach-sang-tac-nhan-dinh

2. Sự nghiệp

– Những ngày còn ngồi trên ghế nhà trường, Nguyễn Minh Khiêm đã gây ấn tượng với bạn bè cùng trang lứa bởi những vần thơ dạt dào cảm xúc, dễ đọc và dễ nhớ. Theo năm tháng, tình yêu thơ càng lớn dần và đầy ắp trong trái tim Nguyễn Minh Khiêm.

– Năm 1975, sau khi tốt nghiệp Trường Sư phạm 10+3A Thanh Hóa, ông về công tác tại ngành giáo dục huyện Yên Định, dạy thanh niên tình nguyện 4112 ở Quan Hóa rồi tiếp tục cống hiến cho sự nghiệp trồng người ở địa phương mãi tới năm 2009 mới về nghỉ chế độ.

– 34 năm dạy học cũng chính là ngần ấy tháng năm ông làm văn, viết thơ. Lúc về hưu, niềm đam mê viết lách vẫn không hề vơi cạn. Nguyễn Minh Khiêm viết nhiều và viết khỏe. Hầu như tuần nào, tháng nào, ông cũng có thơ đăng trên báo trung ương và địa phương.

3. Tác phẩm tiêu biểu

– Một góc phù sa

– Sông Mã hồn tôi

– Lốc biển

– Đằng sau mặt trời

– Làng tôi không có tượng

– Dấu quê

4. Phong cách sáng tác

– Nét đậm đặc nhất trong thơ ông đó chính là tình yêu quê hương xứ sở, tình cảm dành cho mẹ, cách nhìn sâu sắc, đa chiều về chiến tranh.

– Tác giả cũng chia sẻ: “Quê tôi nằm ngay bên bờ sông Mã huyền thoại. Cái mênh mang của sông, cái dào dạt của sông, cái dữ dội của sông, cái mãnh liệt của sông, cái thơ mộng của sông, cái hùng vĩ huyền bí của sông thấm đẫm vào hồn người quê tôi. Phù sa và nước mắt. Phù sa và máu. Làng quê và đất nước. Văn hóa và Văn hiến. Truyền thuyết và Lịch sử. Hào hùng và bi tráng. Dân ca và Anh hùng ca. Tất cả thành âm vang ngọn sóng vỗ vào lòng tôi”

5. Giải thưởng – vinh danh

Nguyễn Minh Khiêm từng nhận được 31 giải thưởng tác phẩm văn chương khác nhau. Giải A của Ủy ban toàn quốc liên hiệp các hội VHNT Việt Nam năm 2021 với tập thơ “Giải Mã”, Giải B, (không có giải A) của Ủy ban toàn quốc liên hiệp các hội VHNT Việt Nam năm 2008 với tập thơ “Một góc phù sa”; nhiều giải nhất, nhì, ba các cuộc thi thơ do Tạp chí văn nghệ quân đội, tạp chí Cửa Việt, tạp chí Sông Hương, báo Văn nghệ Thái Nguyên, tạp chí Cửa biển – Hải Phòng, Đài tiếng nói Việt Nam, Hội văn học nghệ thuật và báo Thanh Hóa tổ chức; 3 giải B, 1 giải C giải thưởng Lê Thánh Tông của Hội văn học nghệ thuật Thanh Hóa; 2 lần được giải thưởng Văn học nghệ thuật 5 năm của tỉnh Thanh Hóa. 8 giải nhất, nhì, ba các cuộc thi Ký từ Trung ương đến địa phương.

6. Nhận định, bình luận

– Lời bình của TS Nguyễn Thanh Tâm: “Cảm hứng về quê làng đi vào văn chương, nghệ thuật rất nhiều, rất sớm, đến mức đã trở thành một dòng chảy lớn, có tính truyền thống. Viết về quê làng, lại sử dụng thể lục bát, lại càng là một lựa chọn phổ biến của nhiều thế hệ văn nhân qua nhiều thời đại. Trước di sản to lớn ấy, việc viết cho hay, cả về nội dung trữ tình và hình thức biểu đạt, quả không hề dễ dàng. Đó là một thử thách, nhưng cũng là sự vẫy gọi đối với người cầm bút.”

– Nhà thơ Trần Đăng Khoa, Phó Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam đánh giá: “Nguyễn Minh Khiêm là nhà thơ có nhiều thành tựu, đặc biệt là mảng viết cho thiếu nhi và đề tài hậu chiến”.