Giới thiệu tác giả Nguyễn Phan Hách về tiểu sử, sự nghiệp các tác phẩm chính, phong cách sáng tác của ông
1. Tiểu sử
– Ông sinh ngày 13 tháng 1 năm 1944 và mất ngày 21 tháng 4 năm 2019
– Quê quán: huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh
– Sau khi tốt nghiệp sư phạm, Nguyễn Phan Hách đi dạy học một thời gian rồi về Ty Văn hoá Hà Bắc làm cán bộ sưu tầm nghiên cứu văn hoá dân gian
– Sau đó một thời gian, ông chuyển về công tác tại báo Văn nghệ với vai trò là biên tập viên thơ
– Tới năm 1977, ông làm cán bộ biên tập ở Nhà xuất bản và rồi trở thành Giám đốc Nhà xuất bản Hội nhà văn
– Từ năm 1996 – 2008, ông giữ chức vụ Phó Giám đốc rồi Giám đốc Nhà xuất bản Hội nhà Văn
– Sau khi nghỉ hưu, Nguyễn Phan Hách tiếp tục công tác và giữ chức vụ Tổng Biên tập Nhà xuất bản Dân Trí cho đến năm 2018.
2. Sự nghiệp
– Ông bắt đầu sáng tác từ khi còn rất nhỏ, khi chỉ mới học lớp 5, ông đã được in truyện ngắn đầu tiên trên báo Văn nghệ
– Năm 1969 và 1974, ông giành được giải thưởng trong cuộc thi do tuần báo Văn nghệ tổ chức
– Tới năm 1994, ông đạt được giải thưởng truyện rất ngắn của tạp chí Thế giới mới
3. Các tác phẩm
– Người quen của em (1981)
– Gương mặt (1997)
– Vườn hoa cổng ô (1974)
– Tổ chim sẻ (1978)
– Sau những cách xa (1984)
– Quà tặng của thiên nhiên (1985)
– Khớp ngựa ô (1987)
– Vị đắng trên môi (1988)
– Hoa hoàng lan (1995)
– Tan mây (1983)
– Mê cung (1990)
– Người đàn bà buồn (1994)
– Tình đùa
– Tiểu thuyết Cuồng Phong
– Làng Quan Họ quê tôi ( sau này được nhạc sĩ Nguyễn Trọng Tạo phổ nhạc )
– Hoa sữa
– Đường đi Sa Pa
– Một miền đất nước (1978)
– Kì diệu rừng xanh
– Tiếng Việt mến yêu
– Cô gái đầm sen
– Tiếng Việt mến yêu
– Xưa
– Sói đồng hoang
– Nắng Ba Đình
– Ta viết bài thơ…
4. Phong cách sáng tác
– Sinh ra ở vùng Kinh Bắc, chất liệu nghệ thuật truyền thống của mảnh đất hồn nhiên, đa tình ấy dường như đã thấm nhuần vào trong tâm tưởng của ông. Vậy nên, các tác phẩm mà ông sáng tác phần lớn chúng ta điều thấy được lấy chất liệu là con người, cảnh vật, nông thôn cũng như nông nghiệp của những làng quê. Những chất liệu ấy qua sự đa tài, đa nghệ của ông đã dần biến hóa, dần được bộc lộ rõ ra những vẻ đẹp thanh tao nhất, rực rỡ nhất của mình. Thế nhưng, không chỉ làm thơ trữ tình, ông còn sáng tác truyện ngắn và tiểu thuyết, truyện của ông thường mang nét sắc sảo, triết lý, xoáy sâu vào những vấn đề của xã hội lúc bấy giờ tựa như một bản báo cáo trung thực về cuộc sống con người
– Giọng thơ mềm mại, kết hợp cùng với từ ngữ trong sáng, bình dị nhưng không kém phần trữ tình đã tạo nên một chất thơ thật riêng đầy lịch lãm, đa tình nhưng vẫn giữ được nét thanh tao vốn có của thơ ca