Giới thiệu tác giả Nguyễn Phúc Miên Bửu (Tiểu sử, sự nghiệp, phong cách sáng tác, nhận định)

Tương An quận vương – một nhà thơ tài hoa, uyên bác, giàu xúc cảm. Cùng tìm hiểu thêm về nhà thơ qua bài viết Giới thiệu tác giả Nguyễn Miên Bửu (Tiểu sử, sự nghiệp, phong cách sáng tác, nhận định) nhé!

Tiểu sử

– Hoàng tử Nguyễn Phúc Miên Bửu( sinh ngày 30 tháng 5 năm 1820 – 1854), bút hiệu Tương An quận vương, tự Duy Thiện, hiệu Khiêm Trai.

– Gia đình: Ông là con trai thứ 12 của vua Minh Mạng và An tần Hồ Thị Tuỳ, có 141 người anh chị, em khác. Năm 1836, thì được nạp thiếp

– Học vấn: Năm 1825, Hoàng tử Miên Bửu được đến Dưỡng Chính đường học tập cùng với các anh em khác, trong số đó có Hoàng tử Miên Thẩm và Hoàng tử Miên Trinh.

Giới thiệu tác giả Nguyễn Phúc Miên Bửu (Tiểu sử, sự nghiệp, phong cách sáng tác, nhận định)

Sự nghiệp

– Năm 1839: ông được phong là Tương Quốc công.

– Năm 1842: ông hộ giá Thiệu Trị ra Bắc Hà.

– Năm 1843, ông được gia phong Tương An công, được cử làm giáo đạo dạy hai hoàng tử và cũng là hai cháu ruột của ông, đó là An Phong công Nguyễn Phúc Hồng Bảo và Phúc Tuy công Nguyễn Phúc Hồng Nhậm.

– Sau Hồng Nhậm lên ngôi tức Nguyễn Dực Tông Tự Đức, còn An Phong công Hồng Bảo, người cháu được ông tương đắc và yêu mến hơn, vì âm mưu giành lại ngai vàng nên bị giam rồi chết thảm trong ngục năm 1854, khi mới 29 tuổi. Còn An Phong công Hồng Bảo vì âm mưu giành lại ngai vàng nên bị giam rồi chết thảm trong ngục năm 1854, khi mới 29 tuổi.

– Khi đó, Tự Đức nghi ông có nhúng tay vào vụ việc trên, song không có chứng cứ buộc tội. Buồn vì bị theo dõi và vì xót thương cho số phận Hồng Bảo, ông đóng cửa ở lì trong phủ riêng, lấy thơ và rượu làm khuây.

Tác phẩm

– Khiêm Trai thi tập

– Khiêm Trai văn tập gồm 2 quyển, 74 bài

– Hoài cổ ngâm dài 100 câu (khúc ngâm)

– Trăm thương dài 36 câu (khúc ngâm)

– Hoà Lạc ca (Bài ca về chiếc thuyền Hoà Lạc): liên ngâm cùng với Miên Thẩm, Miên Trinh.

– Truyện Từ Thức, diễn Nôm theo truyện Từ Thức trong Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ.

– Thơ Hán:

+ Chu trung hiểu khởi

+ Dạ toạ đối nguyệt vịnh sầu

+ Đãi nguyệt

+ Lưu biệt thứ vận xá đệ Trọng Chân

+ Quan ngư thị hữu

+ Thu dạ

+ Thu khuê

+ Thuật sự

+ Văn cầm

+ Xuân hàn

– Thơ Nôm:

+ Hoạ thơ Tùng Thiện Vương đề “Nữ Phạm diễn nghĩa”

+ Quan Công cư Tào

+ Thiên Mụ hoài cảm

+ Trách tình nhân lỗi hẹn

+ Trăm thương

+ Tương tư

+ Vịnh trăng non

+ Vô đề

Phong cách sáng tác

– Cảm thức sáng tác của vị hoàng tử tài năng thể hiện trong các khuynh hướng về đề tài:

+ Chiến tranh, thiên tai mất mùa, tranh giành quyền binh trong triều, nếp sống của giai cấp quý tộc, lòng tôn quân, ca ngợi các vua nhà Nguyễn (Cung hoạ ngự chế sơ chính nguyên vận (Kính hoạ nguyên vận bài ngự chế sơ chính), Tạ từ y cung ký nhất luật (Kính chép một bài thơ luật tạ ơn vua ban áo),…

+ Xúc cảm về sự gia đình của người thân, bạn bè xa cách hay gọi là mảng thơ sầu (Hạ nhật cảm hoài ký trọng đệ Chất Uyển (Ngày hè cảm hoài gửi em Chất Uyển),…

+ Mảng thơ sầu tình, thương vay khóc mướn, sầu trước cảnh thiên nhiên, hoài cổ, như: Không đề, Trách tình nhân lỗi hẹn, Thu khuê (Phòng khuê mùa thu), Đãi nguyệt (Chờ trăng), Sầu tư, Đại nhân điếu kỹ (Thay người điếu kỹ nữ), Du Tây Hồ hành (Khúc hát dao chơi Hồ Tây), Văn cầm (Nghe đàn), Bi xuân (Thương xuân),… -> Thể hiện nỗi thương xót của nhà thơ đối với số phận người phụ nữ bạc mệnh hay trước những dấu tích của lịch sử hưng phế, sự đổi thay của cảnh sắc thiên nhiên.

+ Mảng thơ lo sợ bị vạ lây và liên quan đến Hồng Bảo, như: Trăm thương, Hoài cổ ngâm, Hoàng nhị tử…thư trai nguyên tịch hội ẩm (Rằm tháng Giêng hội ẩm tại phòng sách của Hoàng tử thứ hai…), Nguyệt dạ quan…độ xạ (Đêm trăng xem…bắn cung)…

=> Qua đó ta thấy được tư thái của một hoàng tử có học thức uyên bác, bình tĩnh, quan sát nhìn nhận mọi thứ một cách sâu sắc, lắng đọng. Một con người đa sầu đa cảm trước thế sự, trang thơ như cất giấu hết mọi suy tư, nỗi niềm của ông, chính vì vật mà thơ của Tương An quận vương giàu hình ảnh, sinh động, âm điệu như một bản nhạc buồn da diết, cùng cách dùng điển tích, ngôn ngữ điêu luyện, mạnh bạo và cải cách khác biệt so với phong cách xưa.

Nhận định, đánh giá

Cố giáo sư Bửu Cầm nhận định trong lời tựa: “Tâm trạng Tương An quận vương qua thi ca của ông là một công trình nghiên cứu biên khảo công phu, hữu ích và cần thiết cho việc nghiên cứu văn học triều nguyễn”.

“một thi tài lỗi lạc gần như bị bỏ quên từ bao năm qua”.

Trần Thanh Mại: “Tương An sở trường về thi quốc âm, chẳng những đứng về bậc nhất trong các hoàng thân thuở bấy giờ, mà đối với tất cả danh nhân trong làng thơ xưa của ta cũng đã chiếm một địa vị rất cao”. (Tuy Lý Vương, Huế, Ưng Linh xuất bản, 1938, tr. 54-55).

Hoàng Trọng Thược: “Nói đến thi sĩ đất Thần kinh, trước hết phải kể đến ba anh em Tùng Thiện Vương, Tuy Lý Vương và Tương An quận vương…họ chẳng những nổi tiếng ở Việt Nam, mà cả Trung Quốc thời bấy giờ cũng phải khâm phục.” (Hương Bình thi phẩm, Nhà in Thông tin, Sài Gòn, 1967, tr.11).

Từ điển Văn học (bộ mới): “Thơ Miên Bửu có một số bài đề cập đến sinh hoạt nhàn nhã của những người trong hoàng phái, mô tả cuộc sống dưới dạng thanh bình no đủ, đề cao công đức triều Nguyễn…phần này không có giá trị gì mấy”.

Sách Đại Nam chính biên liệt truyện chép (dịch): “(Vương) nổi tiếng về thơ, rất sở trường về quốc âm, đặt ra điền từ, thường có nhiều bài hay, sánh ngang với Tùng Thiện Vương và Tuy Lý Vương.” (Nhị tập, quyển 6, tờ 10a)