Giới thiệu tác giả Nguyễn Quốc Vương (Tiểu sử, sự nghiệp, phong cách sáng tác, nhận định)

Bình chọn

Giới thiệu tác giả Nguyễn Quốc Vương về tiểu sử, sự nghiệp, tác phẩm tiêu biểu, phong cách sáng tác

Giới thiệu tác giả Nguyễn Quốc Vương về tiểu sử, sự nghiệp, tác phẩm tiêu biểu, phong cách sáng tác

1. Tiểu sử

– Nguyễn Quốc Vương sinh năm 1982 trong một gia đình có truyền thống ham đọc sách tại Tân Yên, Bắc Giang. Là tác giả – dịch giả của gần 100 đầu sách về văn hóa đọc, lịch sử, văn hóa, giáo dục… Đồng thời cũng là diễn giả sôi nổi ở lĩnh vực khuyến đọc tại Việt Nam.

2. Sự nghiệp

– Tốt nghiệp ngành Sư phạm Lịch sử tại Đại học Sư phạm Hà Nội năm 2004 và đã có 8 năm học tập, nghiên cứu về Giáo dục Lịch sử tại Nhật Bản.

– Từng là giảng viên Đại học Sư phạm Hà Nội, giáo viên thỉnh giảng trường THCS

– THPT Nguyễn Tất Thành, tổng biên tập nhãn hiệu Ehomebooks.

– Dành phần lớn thời gian cho công việc viết sách và dịch thuật, đến nay Nguyễn Quốc Vương đã có hơn 70 đầu sách dịch và sách viết về nhiều lĩnh vực như: lịch sử học, văn hóa đọc, giáo dục trường học – được xuất bản.

– Đã có hàng trăm cuộc diễn thuyết về văn hóa đọc tại các trường đại học, cơ quan nhà nước, nhà tù, trường phổ thông…

– Hiện hoạt động như một dịch giả – diễn giả – tác giả độc lập.

– Từ bỏ cơ hội làm việc, định cư tại Nhật, từ bỏ công việc giảng dạy tại trường Đại học Sư phạm I Hà Nội, Nguyễn Quốc Vương trở thành một người ‘bán sách rong’ với khao khát góp phần làm thay đổi thói quen đọc sách của người dân.

3. Tác phẩm tiêu biểu

– 65 Bí Kíp Đọc Sách Dành Cho Mọi Người – Để Việc Đọc Trở Thành Lối Sống

– Đọc Sách Và Con Đường Gian Nan Vạn Dặm – Tự Sự Về Giáo Dục Và Văn Hóa Đọc Của Một Người Bán Sách Rong

– Xây Dựng Tủ Sách Gia Đình – Cùng Đọc Để Sống Hạnh Phúc Và Kiến Tạo Xã Hội Văn Minh

– 3000 Ngày Trên Đất Nhật

– Cha mẹ vô điều kiện

– Lời nguyện cầu từ Chernobyl

– Cha mẹ hạnh phúc nuôi dạy con hạnh phúc

4. Phong cách sáng tác

Theo dịch giả Nguyễn Quốc Vương, đọc sách và khuyến đọc là con đường rất gian nan. Muốn có những công dân có thói quen đọc sách cần rất nhiều yếu tố, cần bắt đầu từ gia đình rồi tới việc cải cách giáo dục để nâng cao năng lực đọc của người Việt. Không thể yêu nước trong sự vô minh “Đọc sách là việc làm của lòng yêu nước, không phải chỉ để thưởng ngoạn, mà để khai minh và khai sinh một thời đại mới cho đất nước”.