Giới thiệu tác giả Nguyễn Thế Hoàng Linh (Tiểu sử, sự nghiệp, phong cách sáng tác)

Giới thiệu tác giả Nguyễn Thế Hoàng Linh về tiểu sử, sự nghiệp các tác phẩm chính, phong cách sáng tác của anh

1. Tiểu sử

– Sinh năm: 1982

– Quê quán và nơi sinh sống hiện nay: Hà Nội

– Từng theo học tại Đại học Ngoại thương Hà Nội.

– Cho tới thời điểm hiện tại, anh đã cho ra mắt bạn đọc khoảng hơn 2000 bài thơ

– Được mệnh danh là: “Thi tài tuổi 20”

Giới thiệu tác giả Nguyễn Thế Hoàng Linh (Tiểu sử, sự nghiệp, phong cách sáng tác)

2. Sự nghiệp

– Bắt đầu sự nghiệp sáng tác từ khi còn nhỏ, thế nên từ năm 12 tuổi anh đã cho ra đời những bài thơ hoàn chỉnh của mình

– Sau này, anh sáng tác thơ, đăng tải những bài thơ của mình trên Internet và rồi được chọn lựa để xuất bản thành những tập thơ ra mắt độc giả:

– Bên cạnh đó, anh còn có các tác phẩm văn xuôi như: Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng, Chuyện của thiên tài (tiểu thuyết), Văn chương động,… Trong số đó, tiểu thuyết “Chuyện của thiên tài” là chuyện gây được tiếng vang lớn nhất, khiến cho tên tuổi của anh được đông đảo bạn đọc biết tới, cũng như được giới phê bình văn học đánh giá cao

– Giải thưởng Hội Nhà văn Hà Nội 2004 cho tiểu thuyết Chuyện của thiên tài.

3. Các tác phẩm

– Thơ:

+ Bắt nạt

+ Ra vườn nhặt nắng

+ Người đàn ông vô danh

+ Những đứa trẻ ngồi trong quán bán đời

+ Quệt xe

+ Thằng bé

+ Thiếu vắng

+ Chợ đớn đau

+ Rừng mặt trời

+ Trong khu vườn của đớn đau

+ Xếp gốm

+ Ba điều ước

+ Tôi vô tình

+ Vô ích

+ Một lần dại dột

+ Kiếp hoa

+ Tôi không hận

+ Với một loài hoa

+ Cô đơn

+ Trằn trọc

+ Không mượn

+ Người phụ nữ trong anh

+ Khung cửa mùa này

+ Đau thì đau

+ Với một con người

+ Tôi thấy mình may

– Tiểu thuyết, văn xuôi:

+ Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng

+ Chuyện của thiên tài (tiểu thuyết)

+ Văn chương động

4. Phong cách sáng tác

– Văn phong của anh được đánh giá là mới lạ, với cách sáng tác tưởng chừng như trêu đùa, bỡn cợt không nghiêm túc. Vậy nhưng ẩn sau những điều không nghiêm túc đó lại là những suy tư, những nhận xét mẫn cảm với thời cuộc. Có lẽ vì không thể tiếp cận với thơ của anh ở góc độ thường thấy, vậy nên chúng ta phải đi sâu vào thế giới tiềm thức, đầy sáng tạo để sống, để đặt chính mình vào câu chuyện trong thế giới ấy thì mới có thể cảm nhận được những vẻ đẹp của thơ anh.

– Chất liệu văn học gần gũi, xoay quanh những điều chẳng còn mới lạ trong cuộc sống thường ngày của chúng ta cũng chính là lí do vì sao thơ anh được nhiều bạn trẻ đón nhận, đồng cảm và thấu hiểu

– Ngôn từ trong thơ anh trong trẻo, chân thành và là sự sắp xếp đầy uyển chuyển của tiếng Việt để anh có thể thoải mái thể hiện cảm xúc, thể hiện cái chất “tài” riêng của mình trong chính thế giới mà mình tạo ra