Giới thiệu tác giả Nguyễn Thị Hậu (Tiểu sử, sự nghiệp, phong cách sáng tác, nhận định)

Cùng mình tìm hiểu về nhà văn qua bài viết Giới thiệu tác giả Nguyễn Thị Hậu (Tiểu sử, sự nghiệp, phong cách sáng tác, nhận định) nhé!

Tiểu sử

– Ngày sinh: sinh năm 1958 tại Hà Nội

– Quê quán: xã Mỹ Hiệp, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang

Giới thiệu tác giả Nguyễn Thị Hậu (Tiểu sử, sự nghiệp, phong cách sáng tác, nhận định)

Sự nghiệp

– Năm 1954, gia đình chị tập kết ra miền Bắc. Năm 1975, chị về Sài Gòn sinh sống, làm việc và gắn bó đến tận bây giờ.

– Chị có bằng tiến sĩ khảo cổ học, từng làm việc tại Bảo tàng Lịch sử TP.HCM, nguyên Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM.

– Hiện nay, chị là Phó Tổng thư ký Hội Khoa học lịch sử Việt Nam, Tổng Thư ký Hội Sử học TP.HCM, tham gia giảng dạy ở Trường đại học Khoa học xã hội và Nhân văn TP.HCM. Ngoài chuyên ngành khảo cổ, tiến sĩ Nguyễn Thị Hậu còn nghiên cứu về lịch sử, văn hóa vùng đất Nam bộ.

– Chị có nhiều công trình nghiên cứu về các nền Văn hóa Óc Eo, Đồng Nai, Sa Huỳnh, khảo cổ học đô thị TP Hồ Chí Minh… Chị cũng xuất bản nhiều cuốn sách ở các thể loại như ký, truyện ngắn, tản văn…

Tác phẩm

Một số chuyên khảo và tùy bút văn hóa của Nguyễn Thị Hậu đã xuất bản:

+ Đi và tìm trong đất

+ Khảo cổ học bình dân Nam bộ – Việt Nam

+ Buổi trưa trong quán cà phê

+ Văn hóa khảo cổ huyện Cần Giờ (TP.HCM)

+ Thế giới mạng và tôi

+ Sài Gòn bao giờ cũng thế

+ Cách nhau chỉ một giấc mơ

+ Đô thị Sài Gòn – TP.HCM: Khảo cổ học và bảo tồn di sản…

Phong cách sáng tác

Tác giả Nguyễn Thị Hậu không chỉ là một nhà khảo cổ học có những thành tựu to lớn trong sự nghiệp của riêng mình mà chị còn là tác giả của những cuốn sách và còn được đem đi xuất bản. Chị còn viết nhiều thể loại như ký, truyện ngắn, tản văn với lối văn chương viết về những dòng tản mạn mà chị chiêm nghiệm về cuộc sống, đời sống hay những thói quen. Nguyễn Thị Hậu khách quan và tỉnh táo để bàn về những mất mát của đời sống tinh thần trong sự biến thiên của đô thị hiện đại, hoặc đưa ra những lời bàn rõ ràng rành mạch về sách vở như một nhà nghiên cứu văn hóa. Các bài viết Tản mạn về người Sài Gòn, Tiếc nuối Thủ Thiêm, Mùa lễ hội là những bài viết từ xúc cảm, nhìn nhận của một nhà văn hóa.

Nhận định, đánh giá

– Nhà văn Nguyễn Đông Thức nhận xét về cuốn sách Thế giới mạng và tôi: “Những bài viết thật bình dị, nhẹ nhàng, không mang triết lý gì cao siêu, không phê phán dạy dỗ… Chúng cứ như những lời tâm sự, thủ thỉ, kể lại về một chuyến đi, những địa danh, con người, sự việc… trong đời sống hàng ngày của tác giả, với những nhận xét và suy nghĩ vừa tinh tế lại vừa mộc mạc…”