Nhà văn, nhà báo Nguyễn Thị Ngọc Hải, người phụ nữ sẵn sàng dấn thân vào với thử thách để chắp bút cho những trang sách nhân văn và ý nghĩa. Tham khảo bài viết Giới thiệu tác giả Nguyễn Thị Ngọc Hải (Tiểu sử, sự nghiệp, tác phẩm, phong cách sáng tác) để hiểu thêm người con xứ Đoàn nhé!
Tiểu sử
– Nguyễn Thị Ngọc Hải sinh ngày 31 tháng 1 năm 1944 tại xã Tích Giang, huyện Tùng Thiện, tỉnh Sơn Tây (nay là huyện Phúc Thọ, Hà Nội)
– Học vấn: Tốt nghiệp khóa K12 Văn của Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội
– Gia đình: Cha là sĩ quan quân đội, hàm đại tá, nguyên chỉ huy trưởng quân sự của Thành phố Hải Phòng. Mẹ là một nhà giáo, trí thức học trường Pháp. Chồng của bà Hải là ông Trần Đình Việt là nhà báo, nguyên giám đốc, tổng biên tập nhà xuất bản tổng hợp TP Hồ Chí Minh, con trai Trần Hồng Nguyên là một họa sĩ đồng thời cũng là người ký họa chân dung cho ông tướng tình báo Phạm Xuân Ẩn và thiết kế bìa sách cho tác phẩm nổi tiếng “Tôi chết, bắt đầu một thế giới sống” của bà Hải.
Sự nghiệp
– Sau khi tốt nghiệp đại học, năm 1971 bà Hải đi làm tại Báo Phụ Nữ Việt Nam với chức phóng viên rồi dần đến chức Tổng thư ký toà soạn.
– Năm 1987, nhà báo Nguyễn Thị Ngọc Hải chuyển vào Thành phố Hồ Chí Minh để làm việc, tại đây bà làm chuyên viên cho thành ủy thành phố về công tác báo chí xuất bản.
– Là hội viên của Hội Nhà văn Việt Nam, thuộc Hội Nhà văn Thành phố Hồ Chí Minh và là Hội viên của Hội Nhà báo Việt Nam, thuộc Hội Nhà báo Thành phố Hồ Chí Minh.
– Bà Ngọc Hải còn là giảng viên khoa Quan hệ Công chúng và Truyền thông thuộc Trường Đại học dân lập Văn Lang Thành phố Hồ Chí Minh. Thỉnh giảng ở các trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Văn hiến. Nhiều lớp tập huấn báo chí của Hội Nhà báo Tp HCM cũng có sự góp mặt tham gia thỉnh giảng của bà.
Tác phẩm
– Một số tác phẩm tiêu biểu đã được xuất bản của nhà báo nhà văn Nguyễn Thị Ngọc Hải:
+ Ánh sáng cây đèn biển (truyện ngắn) (1967)
+ Kẻ lãng mạn đi qua (tiểu thuyết) (năm 1993)
+ Tôi chết, bắt đầu một Thế giới sống (ký sự nhân vật) (năm 1997)
+ Phạm Xuân ẩn – Tên người như cuộc đời (ký sự nhân vật) (năm 2002)
+ Trần Quốc Hương – Người chỉ huy tình báo (ký sự nhân vật) (năm 2003)
+ Những điệp vụ của ký giả Phạm Xuân Ẩn, Nhà xuất bản Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh (năm 2004)
+ Đại tướng Mai Chí Thọ (ký sự nhân vật) (2005)
+ Trở về xứ Ka đô (ký sự nhân vật) (2011)
+ Đời người xuyên Thế kỷ (ký sự nhân vật) (2012)
+ Chuyện đời Đại sứ (ký sự nhân vật) ( 2014)
+ Chuyện nhà tôi – Mẹ già còn ở trên Phây? (2018)
+ Con gái thành phố (1987)
+ Những mối tơ lòng (1989)
+ Kẻ lãng mạn đi qua (1996)
+ Mười ngả đường đời (1998)
Giải thưởng
– Giải B của văn xuôi Hội nhà văn Việt Nam với cuốn sách “Tôi chết bắt đầu một thế giới sống năm 1997. (Năm 1997 không có giải A)
– Tác phẩm Phạm Xuân Ẩn – tên người như cuộc đời đạt giải A của cuộc thi sáng tác tiểu thuyết, truyện và ký về đề tài “Vì an ninh Tổ quốc và bình yên cuộc sống” (năm 1999 đến năm 2002) và đạt giải giải A Bộ Quốc phòng năm 2002
Phong cách sáng tác
Với quãng thời gian dài gắn bó với nghề, nhà báo, nhà văn Nguyễn Thị Ngọc Hải với tâm huyết của bản thân đã tích góp được lượng kiến thức, tri thức về lĩnh vực văn học và đề tài mình theo đuổi. Bà thông minh, chuyên nghiệp, nhanh nhạy và có cái nhìn quan sát tinh tế, cẩn trọng, khi thực hiện các trang văn của mình dù là tác phẩm văn xuôi hay bài báo đều được bà triển khai một cách cẩn trọng, chi tiết, chắt lọc những thông tin quan trọng nhằm cung cấp dẫn chứng chính cho đề tài, làm cho nó trở nên phong phú và đa dạng, tràn đầy màu sắc cùng khung bậc cảm xúc. Phong cách phóng khoáng, tự do của nhà văn đã đưa hơi thở của cuộc sống tràn vào không khí của tác phẩm, đưa những câu chuyện ý nghĩa, nhân văn đến cho người đọc thông qua ngòi bút bình dị, giản đơn, gần gũi, giọng điệu nhẹ nhàng, bay bổng, chất chứa năm tháng lịch sử. Người đọc tiếp xúc với trang văn của bà cũng phải ngạc nhiên, cuốn hút trong không gian của thời xưa cũ nhất là trong tác phẩm Phạm Xuân Ẩn – tên người như cuộc đời, một tác phẩm đã chất chứa biết bao công sức, nỗ lực của nhà văn để hoàn thiện về anh hùng đất nước.
Nhận định, đánh giá
– Giáo sư Sử học Hoa Kỳ Larry Berman: “Cuốn sách của bà đã mở đường cho tất cả chúng tôi…Trong tất cả những người viết về Phạm Xuân Ẩn, bà là người hiểu rõ tính nhân bản của ông ấy hơn ai hết”
– Giáo sư người Mỹ Thomas Bass:” Bà Nguyễn Thị Ngọc Hải là tác giả quan trọng hàng đầu về Phạm Xuân Ẩn. Cuốn sách của bà là chỉ dẫn quan trọng cho tất cả chúng tôi, những người theo bước chân bà viết về ông”
– Nguyễn Thị Ngọc Hải: “Làm phim (tình báo) thì tôi không rõ, nhưng viết sách thì khổ lắm. Nhân vật đã bí ẩn, tài liệu mật mịt mù biết tìm nơi đâu, ai giúp, nhiều éo le ngóc ngách phải lần mò thẩm tra, liên kết nó lại, mình viết cũng “bí ẩn và cô đơn” theo họ…”