Giới thiệu tác giả Nguyễn Thi (Tiểu sử, sự nghiệp, phong cách sáng tác, nhận định)

Giới thiệu tác giả Nguyễn Thi về tiểu sử, cuộc đời và sự nghiệp, tác phẩm chính, phong cách sáng tác, giải thưởng vinh danh, nhận định và bình luận

Giới thiệu tác giả Nguyễn Thi về tiểu sử, cuộc đời và sự nghiệp, tác phẩm chính, phong cách sáng tác, giải thưởng vinh danh, nhận định và bình luận

1. Tiểu sử

– Nhà văn Nguyễn Thi tên khai sinh là Nguyễn Hoàng Ca, bút danh Nguyễn Thi, Nguyễn Ngọc Tấn.

– Sinh năm 1928 tại làng Quần Phương Thượng (nay thuộc xã Hải Anh), huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định. Hi sinh ngày 09 tháng 05 năm 1968 trong cuộc Tổng tấn công Mậu Thân năm 1968 tại Sài Gòn.

– Ông là Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam . Hội viên sáng lập Hội Nhà văn Việt Nam năm 1957.

2. Cuộc đời và sự nghiệp

* Cuộc đời:

– Ông mồ côi cha từ năm mười tuổi, mẹ đi bước nữa, ông sống nhờ vào họ hàng nên vất vả, tủi cực từ nhỏ

– Năm 1943, ông theo người anh vào Sài Gòn, vừa đi làm kiếm sống vừa tự học

– Năm 1945, ông tham gia cách mạng rồi gia nhập lực lượng vũ trang. Trong cuộc kháng chiến chống Pháp, ông làm công tác tuyên huấn, vừa chiến đấu vừa hăng hái hoạt động văn nghệ

– Năm 1954, ông tập kết ra Bắc, công tác ở tòa soạn tạp chí Văn nghệ Quân đội

– Năm 1962, ông tình nguyện trở lại chiến trường miền Nam, công tác tại Cục chính trị quân giải phóng miền Nam, là một trong những thành viên sáng lập và phụ trách tạp chí Văn nghệ Quân giải phóng

* Sự nghiệp:

– Nguyễn Thi là một nghệ sĩ rất tài năng với nhiều tài lẻ, ngoài viết văn ông còn có thể diễn kịch, vẽ bìa, vẽ minh họa rồi dạy múa, dạy hát, …

– Sự nghiệp sáng tác văn học của ông được chia theo 2 giai đoạn.

– Từ năm 1950 đến năm 1962: ở giai đoạn này ông sáng tác ở miền Bắc với 2 thể loại chính là thơ và truyện ngắn dưới bút danh là Nguyễn Ngọc Tấn.

3. Tác phẩm chính

– Hương đồng nội (thơ, bút danh Nguyễn Ngọc Tấn, 1950)

– Trăng sáng (truyện ngắn, bút danh Nguyễn Ngọc Tấn, 1960)

– Đôi bạn (truyện ngắn, bút danh Nguyễn Ngọc Tấn, 1965)

– Truyện và ký Nguyễn Thi (1969)

– Năm tháng chưa xa (ghi chép, 1972)

– Nguyễn Ngọc Tấn – Nguyễn Thi toàn tập (4 quyển, 2700 trang, 1996) trong đó có các tác phẩm: Những sự tích đất thép, Ước mơ của đất, Cô gái đất dừa, Sen trong đồng, Ở xã Trung Nghĩa… và một số tác phẩm chưa hoàn thành, còn dở dang được rút từ di cảo.

4. Phong cách sáng tác

Ở Nguyễn Thi, có sự hài hòa tuyệt vời giữa sống – chiến đấu – sáng tác. Khuynh hướng sử thi ảnh hưởng quyết định, tạo nên nét gần gũi giữa phong cách Nguyễn Thi với phong cách thời đại. Suốt đời, nhà văn tự nguyện sáng tác bằng mồ hôi, nước mắt và cả máu từ trái tim mình để ngợi ca chủ nghĩa anh hùng Cách mạng miền Nam. Trang viết Nguyễn Thi thể hiện thái độ dứt khoát, lập trường tư tưởng vững vàng: tất cả vì nhân dân, vì tổ quốc. Nguyễn Thi thành công nổi bật khi xây dựng những điển hình nông dân Nam bộ, đặc biệt là nhân vật trẻ con và phụ nữ. Hình như ở đó luôn gửi gắm thật nhiều tâm sự, tâm huyết của nhà văn.

5. Giải thưởng – vinh danh

– Giải thưởng Văn nghệ Cửu Long giang (Nam bộ, 1949 – 1950).

– Giải thưởng Văn nghệ Nguyễn Đình Chiểu năm 1965.

– Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuật đợt II năm 2000.

– Năm 2011, ông được Nhà nước truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.

6. Nhận định, bình luận

– “Nghĩ về ông là nghĩ về văn mạch dân tộc, đi từ nguồn và nằm trong dòng chảy của những tên tuổi lớn của lịch sử và lịch sử văn học. Nghĩ về ông là nghĩ về sự tiếp tục của mấy thế hệ nhà văn cầm súng trong thế kỷ XX. Nghĩ về ông là nghĩ về sự thống nhất giữa tâm hồn và tài năng, tâm hồn nuôi dưỡng tài năng và tài năng bồi đắp cho tâm hồn. Nghĩ về ông là nghĩ về sự kết hợp thành công giữa một nội dung vừa dân tộc vừa hiện đại, trong một hình thức vừa quen thuộc vừa đổi mới.” – GS Phong Lê (Nguyên Viện trưởng Viện Văn học)

– “Nguyễn Thi là một cá tính văn chương hiếm gặp ở đời” – Phùng Văn Khai

– Nếu nhận xét gì về nhà văn Nguyễn Thi thì chỉ có thể nói anh “Xứng danh một anh hùng” – Đại tá, nhà văn Đỗ Viết Nghiệm

– “Nguyễn Thi có thể nói là một nhà văn đặc biệt đã sống trọn vẹn cả hai góc cạnh nhà văn và người lính, với cả hai, ông đã sống đúng nghĩa một con người.” – Đại tá, nhà văn, nhà báo Trần Thế Tuyển

– “Từ Sài Gòn, chiến sĩ Nguyễn Ngọc Tấn ra đi, nhà văn Nguyễn Thi trở về. Như nhân duyên tiền định, anh thở hơi thở Sài Gòn chiến trường, chiến đấu trong lòng Sài Gòn yêu thương đến hơi thở cuối cùng.” – Nhà văn Thanh Giang