Giới thiệu tác giả Nguyễn Thúy Quỳnh (Tiểu sử, sự nghiệp, phong cách sáng tác)

Giới thiệu tác giả Nguyễn Thúy Quỳnh về tiểu sử, sự nghiệp, các tác phẩm chính và phong cách sáng tác của bà

1. Tiểu sử

– Sinh ngày 9 tháng 10 năm 1968

– Quê quán: Nghĩa Hưng, Nam Định

– Học vấn: Tốt nghiệp tại khoa Ngữ Văn, trường Đại học Sư phạm Việt Bắc

– Hiện nay, bà đang giữ chức vụ Phó Chủ tịch Hội Văn học Nghệ thuật Thái Nguyên, Tổng biên tập báo Văn nghệ Thái Nguyên.

– Bà là Hội viên của hội Nhà văn Việt Nam, Hội Văn học – Nghệ thuật các Dân tộc thiểu số Việt Nam, , Hội NHà báo Việt Nam

– Bà còn giữ chức vụ Ủy viên Hội đồng thơ Hội Nhà văn Việt Nam nhiệm kỳ 2020 – 2025.

2. Sự nghiệp

– Năm 1988, đạt Tặng thưởng Tác phẩm Tuổi Xanh của báo Tiền Phong

– Giành giải B Ủy ban toàn quốc Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam năm 2004.

– Giành giải C Cuộc thi thơ 2003 – 2004 của Tạp chí Văn nghệ Quân đội.

– Giành giải B Giải thưởng VHNT tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2001 – 2005

– Giành giải A Giải thưởng VHNT tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2006 – 2011.

Giới thiệu tác giả Nguyễn Thúy Quỳnh (Tiểu sử, sự nghiệp, phong cách sáng tác)

3. Các tác phẩm

– Đồng hành

– Trong ngôi nhà nhỏ của tôi

– Tản mạn ngày nắng nóng

– Cá chết ở sông Nhuệ

– Xin lỗi

– Viết giữa đêm và ngày

– Sinh nhật (I)

– Im lặng

– Nghĩ chơi (I)

– Gửi mặt trời và mặt trăng

– Nghĩ chơi (II)

– Thầy tôi

– Có thể ở nơi ngọn khói hương bay lên

– Về một nhà thơ

– Viết ngày rét hại

– Một chuyến xe khách

– Đêm thứ 84

– Sau tiếng sét đầu mùa

– Bảo trọng

– Lời ru đàn vịt ngoài đồng

– Ngộ

– Sinh nhật (II)

– Về căn phòng của tôi

– Nhớ Trịnh

– Một sáng Đồng Văn

– Gửi đầu nguồn

– Thơ viết trên điện thoại

– Tìm chơi trên net

– Đọc thơ ngày mất điện

– Nghĩ lúc 23 giờ 15

– Không phải thơ

– Gửi một nàng Tô Thị

– Những tích tắc quanh tôi

– Dựng nhà

– Tặng các con ở Ishinomaki

– Về chậu hoa giấy ở hành lang

– Thiêu thân

– Buổi chiều cuối cùng

4. Phong cách sáng tác

– Thơ của bà là những dòng tâm sự, những lời bộc bạch từ nơi sâu thẳm nhất trong tâm hồn. Bởi, thơ là những tiếng nói chân thật trong đêm tối, là lúc để bản thân bà có thể trải lòng với những điều mà bà phải chịu đựng khi sống cuộc sống ngoài sáng mỗi ngày. Đêm tối trông thì nguy hiểm nhưng lại là nơi trú an toàn đối với một trái tim nhạy cảm với những gì xảy ra xung quanh cuộc sống.

– Vì là những tâm sự rất đời, rất tình, vậy nên ngôn từ trong thơ bà cũng được khéo léo sử dụng một cách mềm mại, trong sáng và đầy chất tình, chất cảm trong đó. Tạo nên sự thấu hiểu lớn giữa độc giả với tác giả bài thơ