Giáo sư Nguyễn Văn Hạnh – một người nhà giáo, nhà lý luận phê bình văn học xuất sắc, tài năng. Các tác phẩm của ông đều khiến người đọc phải trầm trồ cảm thán. Chúng ta hay cùng nhau khám phá bài Giới thiệu tác giả Nguyễn Văn Hạnh (Tiểu sử, sự nghiệp, tác phẩm, phong cách sáng tác, nhận định) nhé!
Tiểu sử
– Nguyễn Văn Hạnh (sinh ngày 1 tháng 1 năm 1931 – mất ngày 19 tháng 11 năm 2023) là nhà văn, nhà lý luận, phê bình văn học xuất sắc.
– Quê quán: Điện Thọ, Điện Bàn, Quảng Nam.
– Học vấn:
+ Năm 1953, ông được Liên khu ủy Khu V cử ra miền Bắc học tập
+ Sau khi học xong chương trình Trung học phổ thông, từ năm 1955 khi đất nước đang rơi vào hoàn cảnh kháng chiến chống Pháp, ông được cử sang Liên Xô để học đại học Lomonosov.
+ Năm 1959 ông tốt nghiệp đại học Lomonosov, do học giỏi, thành tích tốt nên ông được giữ lại học tiếp lên nghiên cứu sinh và đến năm 1962 thì thành công bảo vệ luận án phó tiến sĩ. Và trở về nước sau 10 năm đi du học.
– Khi chiến dịch Điện Biên Phủ 1954 dành chiến thắng và hòa bình lập lại ở Việt Nam, ông ở Moskva đã vui mừng, hòa hứng mở tiệc ăn mừng.
– Học vị: Tiến sĩ ở tuổi 30 (1961), phó giáo sư
Sự nghiệp
– Ông tham gia nhiệt tình, năng động trong giới nghiên cứu khoa học xã hội thế hệ mới ở miền Bắc trong những năm 1960 đến năm 1970
– Nhà văn Nguyễn Văn Hạnh là một trong những người chủ trì và tham gia biên soạn bộ giáo trình Cơ sở lý luận văn học
– Sau khi về nước, Nguyễn Văn Hạnh được cử làm Trưởng bộ môn Lí luận văn học kiêm Phó trưởng Khoa Ngữ văn trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
– Từ năm 1972, ông tham gia và trở thành Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam với chuyên ngành lý luận phê bình
– Sau năm 1975, ông về Huế và trở thành Trưởng ban phụ trách Viện Đại học Huế từ 1975 – 1977
– Là hiệu trưởng của Trường Đại học Sư phạm Huế từ 1977 – 1981 khi trường mới được thành lập
– Từ năm 1981 đến năm 1983 Nguyễn Văn Hạnh trở thành Phó ban Văn hóa văn nghệ Trung ương của Đảng do ông Trần Độ làm trưởng ban.
– Giai đọan 1983 đến 1987 ông chuyển sang làm Thứ trưởng Bộ Giáo Dục, tới khi ông Trần Độ trở lại thì ông lại chuyển sang làm Phó ban Văn hoá văn nghệ Trung ương vào thời điểm Đổi mới rất phức tạp (1987 – 1990).
– Từ năm 1990, Ông rời cương vị phó ban để vào Thành phố Hồ Chí Minh tham gia Trung tâm Khoa học xã hội và nhân văn quốc gia, thuộc Viện Khoa học xã hội
Tác phẩm
– Tác phẩm chính đã xuất bản:
+ Cơ sở lý luận văn học (4 tập, 1965 – 1971, chủ trì và tham gia biên soạn)
+ Suy nghĩ về văn học (tiểu luận, 1972)
+ Thơ Tố Hữu, tiếng nói đồng ý, đồng tình, đồng chí (chuyên luận, 1980, 1985)
+ Nam Cao – một đời người, một đời văn (1993)
+ Lý luận văn học – vấn đề và suy nghĩ (nghiên cứu, viết chung, 1995)
+ Văn học và văn hóa – vấn đề và suy nghĩ (tiểu luận, 2002)
+ Trăm năm thơ Đất Quảng (tuyển tập thơ, 2005, chủ biên và tham gia biên soạn)
+ Chuyện văn chuyện đời (tiểu luận, 2005)
+ Lý luận phê bình văn học
+ Thực trạng và khuynh hướng (tiểu luận, 2009)
+ Phương pháp luật nghiên cứu văn học (nghiên cứu, 2012)
– Các sáng tác về chân dung văn học: Nguyễn Trãi, Vũ Trọng Phụng, Thạch Lam, Chế Lan Viên, Tố Hữu, Nguyễn Minh Châu, Phạm Tiến Duật…
– Dịch một số bài trong Tập M. Gorki bàn về văn học 2 tập năm 1965
– Năm 1966, viết giáo trình Lí luận văn học viết cho Trường Đại học Sư phạm
– Suy nghĩ về văn học viết năm 1979
– Tuyển tập Một số vấn đề văn học và văn hoá năm 1981
Phong cách sáng tác
Nguyễn Văn Hạnh là một giáo sư văn học, đã trải qua quá trình tự học hỏi, nghiên cứu trao dồi kinh nghiệm văn học sâu sắc, thế nên, ông đã tích được lượng kiến thức, kinh nghiệm phong phú trong công tác văn chương của bản thân. Tính cách ngay thẳng, bộc trực, trung thực đã giúp cho quá trình tương tác của ông với đồng nghiệp, học trò, thính giả trở nên dễ dàng, họ sẵn sàng dành thời gian để lắng nghe lời ông nói, bởi với sự hiểu biết của ông đã giúp cho nhiều người tiếp thu thêm kiến thức. Thế nên trong các tác phẩm của Giáo sư Văn Hạnh, đều mang ý nghĩa, thông điệp thường hướng đến những đối tượng là thế hệ trẻ, là học trò, là nhân lực quan trọng đối với tương lai đất nước. Lời văn bình luận sắc bén, lập luận chặt chẽ, chính xác, tư duy logic, nhận xét đúng đắn ngay thẳng, không tâng bốc quá đà hay đánh giá gay gắt khi chưa nghiên cứu chuyên sâu là điều mà nhà giáo Văn Hạnh thực hiện. Mỗi một tác phẩm mà ông sáng tạo nên theo phong cách của bản thân đều thực sự tỏa sáng, nhiều người đọc phải nghiền ngẫm, hâm mộ, đánh giá cao về ông.
Nhận định, đánh giá
– Huỳnh Như Phương: “Nguyễn Văn Hạnh không chỉ là nhà khoa học hàng đầu trên lĩnh vực lý luận phê bình văn học ở nước ta, mà còn có thể tôn vinh ông là một “nhà Quảng học” với tất cả ý nghĩa vốn có của từ này” (Báo Thanh Niên, 10 – 10 – 2010)
– Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam Nguyễn Quang Thiều: “Ông là một người thầy khả kính, một người tiên phong và bản lĩnh đối với sự nghiệp đổi mới của văn học Việt Nam”
– GS.TS Nguyễn Văn Dân: “Nguyễn Văn Hạnh là người mở đường vật chất cho nghiên cứu “Mỹ học tiếp nhận” ở Việt Nam”
– GS.TS Nguyễn Văn Dân: đánh giá cao sự mở đầu tiên phong của GS Nguyễn Văn Hạnh “Nếu chúng ta lưu ý tới một điều là trong thời gian này, nghĩa là vào những năm 70, lý thuyết tiếp nhận mới bắt đầu được thịnh hành ở nhiều nước trên thế giới, thì sẽ thấy sự nhạy cảm của Nguyễn Văn Hạnh và ý nghĩa thời sự của vấn đề do ông đặt ra. Tuy nhiên sự gợi ý đó vẫn chỉ là một gợi ý. Qua một thập kỷ rưỡi, các nhà nghiên cứu Việt Nam vẫn chưa đi tiếp xu hướng nghiên cứu mới ấy do Nguyễn Văn Hạnh mở ra. Thậm chí nhiều người còn phê bình Nguyễn Văn Hạnh là coi nhẹ nhân tố chủ quan của sáng tác, coi nhẹ lập trường tư tưởng giai cấp trong nghiên cứu. Rõ ràng, lối tư duy truyền thống giáo điều đã làm cho nhiều người không hiểu ý của Nguyễn Văn Hạnh” (Viện Thông tin KHXH, 1991)
– Nhà lý luận phê bình Phạm Phú Phong, học trò của nhà văn Nguyễn Văn Hạnh: “GS Nguyễn Văn Hạnh là một người đứng ở tuyến đầu, trước ngọn gió đổi mới, thổi tung tất cả những ao tù nước đọng lưu cữu quá lâu, tất nhiên ông phải là một trong những người đầu tư suy nghĩ, tìm tòi khám phá, viết nhiều, nói nhiều về đổi mới, cả nói và viết đều với một tinh thần trách nhiệm cao… Ông đã lao vào “điểm nóng” sự nghiệp đổi mới và có đến mười năm lăn lộn, gắn bó, chịu bao nhiêu “hòn tên mũi đạn” với khát vọng góp phần xây dựng một nền văn hóa văn nghệ lành mạnh, dân chủ, nhân văn. Bởi lẽ, tư tưởng và khát vọng đổi mới đã có từ cốt tính trong con người ông, thể hiện rõ nhất qua từng trang viết, nhất là về mặt tư duy lý luận. Ông đến với công cuộc đổi mới, trước hết với phẩm chất mẫn cảm của một nghệ sĩ, một nhà văn và ý thức của một công dân khi đất nước cần/ đòi hỏi, sau đó mới đến trách nhiệm của người được tin giao trọng trách…”