Nguyễn Văn Siêu và Cao Bá Quát được coi là hai danh sĩ tiêu biểu thời kỳ bấy giờ. Ông là người học rộng, tài cao, thông minh, sắc bén, không chỉ nghiên cứu, chú giải sách mà còn làm thơ. Cùng tìm hiểu về nhà thơ qua bài viết Giới thiệu tác giả Nguyễn Văn Siêu (Tiểu sử, sự nghiệp, phong cách sáng tác, nhận định) nhé!
Tiểu sử
– Nguyễn Văn Siêu (阮文超, 1799 – 1872), ban đầu tên là Định, sau đổi là Siêu, còn gọi là Án Sát Siêu, tự: Tốn Ban, hiệu: Phương Đình. Ông là nhà thơ, nhà nghiên cứu văn hóa Việt Nam ở thế kỷ 19.
– Ông thường được gọi là Nguyễn Siêu – trùng tên với một sứ tướng thời loạn 12 sứ quân.
– Quê quán: làng Kim Lũ, huyện Thanh Trì (nay thuộc phường Đại Kim quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội).
– Học vấn: Ông theo học với Tiến sĩ Phạm Quý Thích. Năm 26 tuổi, ông thi Hương đỗ Á nguyên (cử nhân thứ hai), nhưng hơn 10 năm sau mới đỗ Phó bảng khoa Mậu Tuất (1838) dưới triều vua Minh Mạng.
Sự nghiệp
– Năm 1838: ông được bổ làm Hàn lâm viện Kiểm thảo.
– Năm 1839: ông làm Chủ sự ở bộ Lễ.
– Năm 1840: thăng ông làm Viên ngoại lang. Cuối năm này vua Minh Mệnh mất, Thiệu Trị lên thay.
– Vừa lên ngôi, vua Thiệu Trị chuyển ông làm Thừa chỉ trong Nội các.
– Ít lâu sau, cho ông kiêm giữ cả chức Thị giảng (phụ trách việc giảng sách cho các Hoàng tử, trong số ấy có Nguyễn Phúc Hồng Bảo, Nguyễn Phúc Hồng Nhậm).
– Tháng 8 (âm lịch) năm 1841: ông và Cao Bá Quát được cử làm giám khảo kì thi Hương ở Huế. Cả hai đã tự ý sửa lại một bài thi tốt nhưng phạm tên húy của thành viên hoàng tộc. Sự việc bị phát giác, Nguyễn Văn Siêu bị cách chức, Cao Bá Quát bị bắt giam chờ ngày xét xử.
– Năm 1847: Nguyễn Phúc Hồng Nhậm lên ngôi (tức vua Tự Đức). Hai năm sau (1849), Nguyễn Văn Siêu được cử làm Phó sứ trong đoàn đi sứ sang Yên Kinh (tức Bắc Kinh, Trung Quốc ngày nay).
– Về nước năm 1850: ông được thăng làm Học sĩ ở viện Tập hiền.
– Năm 1851: ông ra làm Án sát Hà Tĩnh, rồi Án sát Hưng Yên
– Sau vì ông mắc bệnh, phải chuyển đổi, rồi cáo bệnh về làng. Ít lâu sau, ông lại được phục chức Hàn lậm viện Thị độc, nhưng viện lẽ đến tuổi xin về hưu hẳn năm 1854.
– Đến 1865: ông kêu gọi một số danh sĩ xây dựng cụm đền Ngọc Sơn với nhiều công trình nổi tiếng
– Từ đó cho tới khi qua đời (1872, thọ 73 tuổi), non 20 năm Nguyễn Văn Siêu ở Hà Nội, vui với việc dạy học, soạn sác
Tác phẩm
– Các tác phẩm của Nguyễn Văn Siêu đều bằng chữ Hán, và đã được khắc in.
– Phương Đình văn loại (Văn Phương Đình phân loại)
– Phương Đình thi loại (Thơ Phương Đình phân loại)
– Phương Đình thi văn tập (Tập thơ văn Phương Đình)
– Phương Đình tùy bút lục (Sao lục tùy bút của Phương Đình)
– Phương Đình dư địa chí (Ghi chép địa dư của Phương Đình)
– Ngoài ra, ông còn nghiên cứu, chú giải các sách cổ để dạy học, gồm:
+ Chư kinh khảo ước (Lược khảo các kinh)
+ Chư sử khảo thích (Khảo và chú các bộ sử)
+ Tứ thư bị giảng (Giảng giải đầy đủ về tứ thư)…
– Thơ ca, cơ bản ông có các tập thơ:
+ Anh ngôn thi tập (2 quyển, 141+162 bài)
+ Lưu lãm tập (2 quyển, 177+128 bài)
+ Mạn hứng thi tập (187 bài)
+ Vạn lý tập185 bài, kèm bài tựa) gồm các bài thơ sáng tác khi ông đi sứ nhà Thanh năm 1849
+ Tổng cộng gồm 978 bài, được các học trò của ông khắc in và tập hợp trong bộ Phương Đình thi tập với một số bản khác nhau.
Vinh danh
– Tên Nguyễn Văn Siêu đã được dùng để đặt tên cho trường học ở nhiều nơi trong nước Việt Nam.
– Để tưởng nhớ công lao, khu lăng mộ Nguyễn Văn Siêu đã được chính phủ cho trùng tu khang trang. Địa chỉ khu lăng mộ tọa lạc tại số 256 đường Kim Giang, phường Đại Kim, quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội.
– Một số con đường tiêu biểu đã được đặt tên Nguyễn Văn Siêu gồm có:
+ Đường Nguyễn Văn Siêu dài 320m thuộc phường Phú Hiệp, thành phố Huế. Con đường này giao với đường Chi Lăng và đường Nguyễn Gia Thiều.
+ Đường Nguyễn Văn Siêu thuộc xã Thanh Phú, huyện Bến Lức, tỉnh Long An.
+ Đường Nguyễn Văn Siêu phường An Hải Tây, quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng.
Phong cách sáng tác
– Nguyễn Văn Siêu và Cao Bá Quát được coi là hai danh sĩ tiêu biểu thời kỳ bấy giờ. Ông là người học rộng, tài cao, thông minh, sắc bén, không chỉ nghiên cứu, chú giải sách mà còn làm thơ.
– Các tác phẩm của ông đều có những phong cách riêng biệt, không gó bó theo niêm luật cũ như thất ngôn bát cú hay thất ngôn tứ tuyệt… Điều đó cho thấy Nguyễn Văn Siêu luôn cách tân phong cách của mình. Bộc bạch được tư duy, khả năng sáng tác của người nghệ sĩ trong ông, độc lập, riêng rẽ, không dễ bị chi phối, bó chặt trong một khuôn mẫu truyền thông.
– Đối với đề tài về cảnh sắc thiên nhiên trong đó có bài “Quảng Bình sa lộ dạ hành”, ta cảm nhận được vẻ đẹp mộc mạc, chân chất của thiên nhiên quê hương bình dị. Trong bài “Vịnh Hoành Sơn”, Phương Đình Nguyễn Văn Siêu mượn không gian, cảnh vật trên đèo Ngang để thể hiện tâm tình, xúc cảm, suy tư của mình.
=> Phong cách sáng tác của Nguyễn Văn Siêu mang màu sắc riêng hòa mình với dòng chảy cảm xúc nhẹ nhàng, tâm tình, nhiều biến tấu đặc sắc, không hòa trộn chảy theo đường lỗi mòn, cũ.
Nhận định, đánh giá
– Nguyễn Văn Siêu: “Văn chương có loại đáng thờ, có loại không đáng thờ. Loại không đáng tôn thờ là loại chỉ chuyên chú vào văn chương. Loại đáng thờ là loại tập trung vào con người”.