Giới thiệu tác giả Ninh Viết Giao (Tiểu sử, sự nghiệp, phong cách sáng tác, nhận định)

Giới thiệu tác giả Ninh Viết Giao về tiểu sử, sự nghiệp, các tác phẩm, giải thưởng và thành tựu

Giới thiệu tác giả Ninh Viết Giao về tiểu sử, sự nghiệp, các tác phẩm, phong cách sáng tác, giải thưởng và thành tựu

1.Tiểu sử

– Ninh Viết Giao (1933-2004) là nhà nghiên cứu văn hóa dân gian. Quê ông ở làng Đông Thôn, tên nôm là Kẻ Sài, xã Hoằng Xuyên, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa.

– Ông là sinh viên khóa đầu tiên của Đại học Hà Nội. Tốt nghiệp Đại học Sư phạm Văn khoa Hà Nội năm 1956, thầy Ninh Viết Giao được phân công về dạy trường phổ thông cấp 3 Huỳnh Thúc Kháng ở Vinh.

 

2.Sự nghiệp

– Từ năm 1956 đến năm 1961, thầy Ninh Viết Giao dạy môn văn học ở trường, sau này thầy được chuyển về dạy và làm công tác bồi dưỡng ở trường Sư phạm trung cấp rồi Ty Giáo dục Nghệ An.

– Năm 1984, thầy Ninh Viết Giao được đặc cách phong học hàm Phó Giáo sư.

– Thầy là Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khóa 5 và 6, Chủ tịch Hội Văn Nghệ dân gian tỉnh Nghệ An.

3.Các tác phẩm

– Phó Giáo sư Ninh Viết Giao đã công bố 50 cuốn sách gồm nhiều thể loại văn hóa dân gian: Câu đố Việt Nam (1958), hát phường vải (1961), Ca dao xứ Nghệ, Kho tàng vè xứ Nghệ (gồm 9 tập), truyện cổ tích, truyện cười dân gian, hương ước Nghệ An, Tục thờ thần và thần tích Nghệ An, Văn hóa ẩm thực dân gian xứ Nghệ, Nghề truyền thống, Văn bia, Từ điển nhân vật xứ Nghệ, Nghệ An: lịch sử và văn hóa. Nghệ An: Đất phát nhân tài v.v..

– Phó giáo sư Ninh Viết Giao đã xuất bản nhiều cuốn địa chí văn hóa và sách về các huyện Diễn Châu, Quỳnh Lưu, Hưng Nguyên, Nam Đàn, Tương Dương, Quỳnh Hợp, Tân Kỳ….

– Nhiều cuốn sách khác như: Tổng tập văn học Việt Nam (tập 19, tập 31), thơ văn Võ Liêm Sơn, Nghệ Tĩnh gương mặt nhà văn hiện đại (đồng chủ biên với Phong Lê), các tập hồi ký v.v..

4.Giải thưởng

– Ngày 20/5/2013, Trung tâm sách kỷ lục Việt Nam đã tiến hành tổ chức trao huy chương và xác nhận kỷ lục người có nhiều công trình nghiên cứu nhất về văn hóa dân gian xứ Nghệ cho PGS Ninh Viết Giao.

-Tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học Nghệ thuật năm 2017.

5.Nhận định và bình luận

– Trong bài thơ nhại lại thơ cụ Tản Đà: “Nực cười cho bác Viết Giao/ Quê hương Thanh Hóa lại vào Nghệ An/ Sưu tầm văn học dân gian/ Bàn chân trải khắp trên ngàn dưới sông/ Dạo chơi Nam Bắc Tây Đông/ Bạn bè sum họp, vợ chồng cách xa”.

– “Anh có năng khiếu và chịu khó, nếu ở lại Hà Nội thì đi vào lĩnh vực nghiên cứu văn học hiện đại, bây giờ về địa phương thì nên đi vào văn học dân gian” – Thầy Trương Tửu