Giới thiệu tác giả Phạm Cao Củng (Tiểu sử, sự nghiệp, phong cách sáng tác, nhận định)

Nhà văn Phạm Cao Củng – với những áng văn về thể loại trinh thám, đã mang đến cho bạn đọc nhũng câu chuyện phá án ly kỳ, hấp dẫn với khung cảnh Việt Nam giản dị, đầy thân thuộc. Hãy cùng nhau tham khảo bài viết Giới thiệu tác giả Phạm Cao Củng (Tiểu sử, sự nghiệp, phong cách sáng tác, nhận định) để hiểu thêm về nhà văn nhé!

Tiểu sử

– Phạm Cao Củng sinh năm 1913 tại Nam Định (có tài liệu ghi rằng ông sinh năm 1912 và là người Thái Bình), ông mất ngày17 tháng 12 năm 2012 tại Florida, Mỹ.

– Học vấn: Phạm Cao Củng không học hành quá nhiều, dừng chân trên con đường học vấn và ra đời kiếm sống sau khi học hết 4 năm Thành Chung và 1 năm tại trườngnội trú Trường Kỹ nghệ thực hành ở Hải Phòng.

– Ông sinh ra trong một gia đình nhà Nho ở Nam Định:  Cha của ông là Cụ Kép Phạm Cao Bạt, em vợ của Trần Tế Xương.

– Phạm Cao Cùng có ba người vợ: Người vợ đầu (mất năm 1946) là con gái đầu lòng của một gia đình dòng dõi khoa bảng họ Phạm ở làng Vẽ (tức là làng Đông Ngạc,Từ Liêm, Hà Nội). Bà cũng tham gia làm báo Học Sinh với ông và lấy bút hiệu là Trường Nga. Người vợ thứ hai không có nhiều thông tin, chỉ biết rằng bà là người Hà Đông và bán vải ở chợ Hà Đông. Bà hai và bà cả sống với nhau rất hòa thuận, khác với những gia đình có quá nhiều vợ. Người vợ thứ ba là một người phụ nữ thông thạo tiếng Pháp, cùng ông tham gia làm báo, ra sách và bầu bạn với ông trong quãng thời gian ông xa quê hương

– Nhà dịch giả, nghiên cứu, Giáo sư Phạm Tú Châu là cháu gái ruột của nhà văn Phạm Cao Củng

Giới thiệu tác giả Phạm Cao Củng (Tiểu sử, sự nghiệp, phong cách sáng tác, nhận định)

Sự nghiệp

– Năm 1931 ông cùng với người bạn Lê Tràng Kiều phối hợp in tập truyện ngắn đầu tay “Hang gió” nhưng tác phẩm lại không được bán chạy, ế hàng, lỗ vốn, khiến cho bậc cha chú phải tri tiền lấp vào vốn đầu tư.

– Phạm Cao Củng khởi nghiệp bằng cách viết truyện trinh thám, kiếm hiệp, mạo hiểm kỳ tình,… cho Nhà xuất bản Mai Lĩnh (Hải Phòng) với các bút danh khác nhau như: Văn Tuyền, Trần Lang, Phương Trì. Đồng thời ông cũng làm cho các tờ báo Phong Hóa, Ngày Nay,.. Với cái tên Cao Củng, Phạm Thị Cả Mốc, Án Cao,…

– Năm 1936, trog khi đang học ở Trường Kỹ nghệ thực hành Hải Phòng, Phạm Cao Củng cũng đã cho in ra cuốn truyện Vết tay trên trần, khoảng 100 trang. Có thể coi đây chính là cuốn tiểu thuyết trinh thám đầu tiên của văn học hiện đại

– Ông cũng có quãng thời gian làm công an, phản gián tình báo cho Việt Minh. Do tính chất công việc về viết văn, viết báo và đặc biệt là chuyên về thể loại trinh thám nên ông đã có cơ hội được ngành công an non trẻ của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ngày ấy mời làm chuyên viên, giảng viên cho ngành.

– Năm 1954, Cao củng di cư vào Sài Gòn. Trong thời gian đầu khi vào Sài Gòn, ông cộng tác với báo Bé ngôn bé luận, rồi báo Chính luận.

– Một thời gian sau đó thì ông chuyển sang chăn nuôi gà và chim cút ở quận Gò Vấp.

– Ông cùng với con gái và con rể mở một tiệm chụp hình trên đường Nguyễn Đình Chiểu, quận 3, Sài Gòn.

– Năm 1974, Phạm Cao Củng sang Mỹ để chơi với gia đình con gái của người vợ thứ hai.

– Đến năm 1975, ông muốn về nước nhưng bị kẹt không về nước được, sau này thì  ông đã có thể trở về Việt Nam mấy lần và lần cuối cùng ông về nước là năm 2004

Tác phẩm

– Một số tác phẩm tiêu biểu của ông được nhiều đọc giả biết đến:

+ Vết tay trên trần (1936)

+ Gia tài nhà họ Đặng (1937)

+ Chiếc tất nhuộm bùn (1938)

+ Ba viên ngọc bích (1938)

+ Người một mắt (1940)

+ Kỳ Phát giết người (1941)

+ Nhà sư thọt (1941)

+ Đôi hoa tai của bà Chúa (1942)

+ Đám cưới Kỳ Phát (1942)

+ Bàn tay sáu ngón

+ Hai người lên máy chém (1950)

+ Người chó sói (1950)

+ Vụ án mạng thứ sáu (1950)

+ Tiếng giầy trong sương mù (1951)

+ Chiếc gối đẫm máu (1951)

Phong cách sáng tác

Con đường đến với văn chương của Phạm Cao Củng rất đỗi đặc biệt và có phần hài hước, ngay từ khi còn nhỏ ông đã muốn có những chuyến đi trải nghiệm và viết lên những áng văn để đời. Nhưng hiện thức thì tàn khốc, hết thảy hoài bão của ông với cuốn truyện in đầu tay cùng với người bạn bị dập tắt, song tình yêu hoài bão với văn chương không dễ dàng bị dập đi, ông sáng tác nên các câu chuyện trinh thám, một thể loại truyện hết sức khó nhằn vì nó cần có sự tư duy, hiểu biết sâu rộng, logic. Các câu truyện trinh thám mang hình ảnh sống động của khung cảnh Việt Nam, từ nhân vật, địa điểm cũng trở nên quen thuộc, đó trở thành cái đặc biệt của riêng Phạm Cao Củng bởi các nhà tiểu thuyết trinh thám thời bấy giờ luôn mang theo, góp nhặt mẩu chuyện của nước ngoài rồi kết hợp, pha trộn với khung cảnh Việt Nam. Bố cục, diễn biến câu chuyện trong tác phẩm của ông hết sức được chú trọng, bởi nó chính là mấu chốt giúp cho tác phẩm được thể hiện mượt mà, thu hút đọc giả hơn.

Với nhà văn Phạm Cao Củng, trang sách của ông mang đậm hương vị của Việt Nam như một tình yêu quê hương đất nước mà ông muốn lan tỏa, gửi gắm và thể hiện. Lời văn giản dị, dễ hiểu, các biện pháp nghệ thuật đan xen, miêu tả rõ ràng, chi tiết, sống động, tràn ngập màu sắc chỉ có ở riêng Phạm Cao Củng đã giúp áng văn của ông nổi bật giữa hàng ngán áng văn khác.

Nhận định, đánh giá

Vũ Ngọc Phan, trích từ trong cuốn “Nhà văn hiện đại” xuất bản năm 1943: “Cái đặc biệt mà người ta thấy ở tiểu thuyết trinh thám Phạm Cao Củng là những nhân vật và khung cảnh do ông sáng tạo đều có tính chất Việt Nam, hợp với trình độ người Việt Nam ta hiện thời, không như mấy nhà tiểu thuyết trinh thám khác đi nhặt những mẩu chuyện ly kỳ của Tây phương rồi cố gò ép vào những khung cảnh lai Việt, lai Pháp… Nếu xét truyện trinh thám của Phạm Cao Củng trong phạm vi tương đối, người ta thấy đến nay ở nước ta, trong loại này, tiểu thuyết của Phạm Cao Củng vẫn là những tiểu thuyết khá hơn cả”

PGS, TS Phạm Tú Châu: “Người đầu tiên có công thử nghiệm việc bản địa hóa tiểu thuyết trinh thám phương Tây thì chỉ có một mình Phạm Cao Củng. Thế nhưng bấy nay trên diễn đàn văn học VN hiện đại… tác giả này lại bị bỏ quên và chỉ gần đây mới được nói tới trong bộ Từ điển văn học mới xuất bản”